Theo kết quả nghiên cứu đầu tiên về sức khỏe trẻ em liên quan tới thức ăn của người cha, những người đàn ông ăn thức ăn chứa hàm lượng mỡ cao có nhiều nguy cơ sinh con bị tiểu đường.
Theo bà Margaret Morris thuộc trường Đại học New South Wales, trưởng nhóm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã nuôi một nhóm chuột đực bằng các loại thức ăn giàu mỡ cho tới khi chúng béo phì và xuất hiện các dấu hiệu bị tiểu đường tuýp 2 và sau đó cho chúng giao phối với những con chuột cái có trọng lượng trung bình.
Bà Morris cho biết mặc dù được nuôi nấng bằng chế độ ăn uống lành mạnh nghiêm khắc, song đời chuột F1 vẫn bị suy giảm khả năng sản sinh insulin và hấp thụ đường gluco khi chúng đến tuổi trưởng thành.
Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: "Nếu những điều xảy ra ở chuột thí nghiệm được chuyển sang người thì có thể dễ dàng giải thích về thực trạng lứa tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa."
Bà Morris nhấn mạnh thay vì vấn đề di truyền, các vấn đề trao đổi chất dường như có căn nguyên từ việc tinh trùng của con chuột bố bị hủy hoại do thói quen ăn uống của chúng.
"Chúng ta đã biết rằng những người mẹ nặng cân có nguy cơ sinh những đứa con mũm mĩm và cân nặng của người phụ nữ trước và trong quá trình mang thai có thể đóng vai trò gây ra một số bệnh trong tương lai ở những đứa con của họ. Tuy nhiên, cho tới nay, ảnh hưởng từ môi trường của người bố - trên phương diện ăn uống - đối với những đứa con vẫn chưa được điều tra," bà Morris cho biết thêm./.
Theo bà Margaret Morris thuộc trường Đại học New South Wales, trưởng nhóm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã nuôi một nhóm chuột đực bằng các loại thức ăn giàu mỡ cho tới khi chúng béo phì và xuất hiện các dấu hiệu bị tiểu đường tuýp 2 và sau đó cho chúng giao phối với những con chuột cái có trọng lượng trung bình.
Bà Morris cho biết mặc dù được nuôi nấng bằng chế độ ăn uống lành mạnh nghiêm khắc, song đời chuột F1 vẫn bị suy giảm khả năng sản sinh insulin và hấp thụ đường gluco khi chúng đến tuổi trưởng thành.
Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: "Nếu những điều xảy ra ở chuột thí nghiệm được chuyển sang người thì có thể dễ dàng giải thích về thực trạng lứa tuổi mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa."
Bà Morris nhấn mạnh thay vì vấn đề di truyền, các vấn đề trao đổi chất dường như có căn nguyên từ việc tinh trùng của con chuột bố bị hủy hoại do thói quen ăn uống của chúng.
"Chúng ta đã biết rằng những người mẹ nặng cân có nguy cơ sinh những đứa con mũm mĩm và cân nặng của người phụ nữ trước và trong quá trình mang thai có thể đóng vai trò gây ra một số bệnh trong tương lai ở những đứa con của họ. Tuy nhiên, cho tới nay, ảnh hưởng từ môi trường của người bố - trên phương diện ăn uống - đối với những đứa con vẫn chưa được điều tra," bà Morris cho biết thêm./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)