Đối ngoại nhân dân cần linh hoạt và sáng tạo

Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, chỉ đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động mạnh mẽ hơn, phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nâng cao hơn nữa hiệu quả các mặt công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới.

Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, chỉ đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động mạnh mẽ hơn, phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, nâng cao hơn nữa hiệu quả các mặt công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới.

Tại đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam lần thứ IV (2008-2013), ngày 18/12 tại Hà Nội, ông Trương Tấn Sang lưu ý rằng tiếp tục tăng cường, phát triển công tác đối ngoại nhân dân là vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam nhằm phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại trong thời kỳ mới.

Là một tổ chức chính trị-xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trên lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, Liên hiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong các lực lượng làm công tác đối ngoại nhân dân. Do đó, Liên hiệp cần được củng cố, phát triển, không ngừng đổi mới để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Trong nhiệm kỳ 2003-2008, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã thành lập các hội hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng tại hầu hết các tỉnh biên giới, quan hệ đa dạng và triển khai nhiều hoạt động hữu nghị, hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Liên hiệp cũng tích cực triển khai các hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các đối tác nước ngoài; vận động các tổ chức đối tác và các cá nhân góp phần vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia vận động chính trị, đấu tranh dư luận, triển khai kênh đối thoại không chính thức để góp phần xử lý các vấn đề chất độc da cam/dioxin, hậu quả chiến tranh để lại.

Công tác vận động và giải ngân nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài đã tăng liên tục, từ 102 triệu USD năm 2003 lên 253 triệu USD năm 2007; giai đoạn 2003-2008 đạt trên 1,1 tỷ USD./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục