"Sau 9 kỳ làm việc, kể từ Đối thoại 1 được tổ chức 8/2007 đến Đối thoại 9 được tổ chức 5/2011, Đối thoại Phòng, chống tham nhũng đã trở thành một kênh quan trọng để chia sẻ kinh nghiệm và bày tỏ những quan tâm, gợi ý có tính tham khảo, định hướng cho hoạt động đấu tranh phòng chống tiêu cực và tham nhũng tại Việt Nam. Các cơ quan Chính phủ Việt Nam cũng như các đối tác phát triển đều ghi nhận vai trò và ý nghĩa của Đối thoại, coi đây là một diễn đàn chia sẻ thông tin hữu ích."
Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo trước Đối thoại Phòng, chống tham nhũng lần thứ 10 với chủ đề “Đánh giá hiệu quả, tác động của các kỳ Đối thoại về Phòng, chống tham nhũng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam,” tổ chức ngày 14/11, tại Hà Nội.
Các đại biểu dự Hội thảo cũng cho rằng quá trình tổ chức Đối thoại từ kỳ 1 đến kỳ 9 là một quá trình thay đổi theo hướng tích cực, trong đó bước tiến đáng kể là đã tập trung được Đối thoại vào các chủ đề trọng tâm; việc chuẩn bị nội dung đối thoại cũng ngày càng được cải thiện.
Tác động của các kỳ Đối thoại mang tính bổ trợ, góp phần tạo chuyển biến về thể chế, chính sách đối với công tác Phòng, chống tham nhũng nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là từ lần thứ 6 đến lần thứ 9 gần đây. Hệ thống thể chế và chính sách ở Việt Nam đã ngày càng được củng cố một cách toàn diện và về cơ bản là phù hợp với luật pháp quốc tế về Phòng, chống tham nhũng.
Việc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện thể chế và chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể cũng đã có những chuyển biến tích cực… Một tác động quan trọng nữa của Đối thoại là góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp Đối thoại.
Tuy nhiên các đại biểu cũng cho rằng, tồn tại lớn nhất của các kỳ Đối thoại là còn thiếu cơ chế chỉ đạo và theo dõi thực hiện các gợi ý và khuyến nghị. Nhiều đối tác phát triển tham gia tích cực vào việc chia sẻ thông tin tại Đối thoại, nhưng cũng chưa tích cực trong việc triển khai các tổng kết của Đối thoại đối với các chương trình-dự án mà họ đang hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cũng có những tồn tại về công tác tổ chức Đối thoại, chẳng hạn như vấn đề khoảng cách giữa các kỳ Đối thoại; sự tham gia của các bộ, ngành liên quan vào quá trình lập kế hoạch Đối thoại; chiến lược truyền thông cho Đối thoại; hạn chế về thành phần tham gia Đối thoại…
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận nhằm đưa ra những khuyến nghị cần thiết, trong đó có một vấn đề được đặt ra là tiếp tục duy trì Đối thoại như là một kênh đối thoại, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hoặc phát triển Đối thoại thành một diễn đàn có thể mang lại những tác động mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn cho công tác Phòng, chống tham nhũng.
Một số ý kiến cho rằng quá trình Đối thoại nên được đặt vào một khung thời gian dài hơn (có thể là 5 năm) với những mục tiêu cụ thể tập trung vào Phòng, chống tham nhũng trong một số lĩnh vực trọng tâm. Các bộ, ngành liên quan cần tham gia ngay từ đầu vào việc lập kế hoạch Đối thoại.
Mỗi kỳ Đối thoại có xác định các kết luận và giải pháp cụ thể; đi kèm đó là trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện. Kết luận của Đối thoại cần được trình Thủ tướng phê chuẩn và chỉ thị cho các bộ, ngành hữu quan thực hiện…
Các đại biểu cũng đề cập đến các nội dung về chiến lược truyền thông xuyên suốt cả quá trình Đối thoại; mở rộng, chọn lọc thành phần tham gia Đối thoại; xây dựng một cơ chế phản ánh quan tâm của xã hội trong các diễn đàn Đối thoại; sự thay đổi về cách tiếp cận của các đối tác phát triển đối với kết quả của Đối thoại…
Hội thảo sẽ làm việc đến hết ngày 15/11 tới./.
Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo trước Đối thoại Phòng, chống tham nhũng lần thứ 10 với chủ đề “Đánh giá hiệu quả, tác động của các kỳ Đối thoại về Phòng, chống tham nhũng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam,” tổ chức ngày 14/11, tại Hà Nội.
Các đại biểu dự Hội thảo cũng cho rằng quá trình tổ chức Đối thoại từ kỳ 1 đến kỳ 9 là một quá trình thay đổi theo hướng tích cực, trong đó bước tiến đáng kể là đã tập trung được Đối thoại vào các chủ đề trọng tâm; việc chuẩn bị nội dung đối thoại cũng ngày càng được cải thiện.
Tác động của các kỳ Đối thoại mang tính bổ trợ, góp phần tạo chuyển biến về thể chế, chính sách đối với công tác Phòng, chống tham nhũng nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là từ lần thứ 6 đến lần thứ 9 gần đây. Hệ thống thể chế và chính sách ở Việt Nam đã ngày càng được củng cố một cách toàn diện và về cơ bản là phù hợp với luật pháp quốc tế về Phòng, chống tham nhũng.
Việc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện thể chế và chính sách trong từng lĩnh vực cụ thể cũng đã có những chuyển biến tích cực… Một tác động quan trọng nữa của Đối thoại là góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp Đối thoại.
Tuy nhiên các đại biểu cũng cho rằng, tồn tại lớn nhất của các kỳ Đối thoại là còn thiếu cơ chế chỉ đạo và theo dõi thực hiện các gợi ý và khuyến nghị. Nhiều đối tác phát triển tham gia tích cực vào việc chia sẻ thông tin tại Đối thoại, nhưng cũng chưa tích cực trong việc triển khai các tổng kết của Đối thoại đối với các chương trình-dự án mà họ đang hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực.
Bên cạnh đó, cũng có những tồn tại về công tác tổ chức Đối thoại, chẳng hạn như vấn đề khoảng cách giữa các kỳ Đối thoại; sự tham gia của các bộ, ngành liên quan vào quá trình lập kế hoạch Đối thoại; chiến lược truyền thông cho Đối thoại; hạn chế về thành phần tham gia Đối thoại…
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận nhằm đưa ra những khuyến nghị cần thiết, trong đó có một vấn đề được đặt ra là tiếp tục duy trì Đối thoại như là một kênh đối thoại, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hoặc phát triển Đối thoại thành một diễn đàn có thể mang lại những tác động mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn cho công tác Phòng, chống tham nhũng.
Một số ý kiến cho rằng quá trình Đối thoại nên được đặt vào một khung thời gian dài hơn (có thể là 5 năm) với những mục tiêu cụ thể tập trung vào Phòng, chống tham nhũng trong một số lĩnh vực trọng tâm. Các bộ, ngành liên quan cần tham gia ngay từ đầu vào việc lập kế hoạch Đối thoại.
Mỗi kỳ Đối thoại có xác định các kết luận và giải pháp cụ thể; đi kèm đó là trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện. Kết luận của Đối thoại cần được trình Thủ tướng phê chuẩn và chỉ thị cho các bộ, ngành hữu quan thực hiện…
Các đại biểu cũng đề cập đến các nội dung về chiến lược truyền thông xuyên suốt cả quá trình Đối thoại; mở rộng, chọn lọc thành phần tham gia Đối thoại; xây dựng một cơ chế phản ánh quan tâm của xã hội trong các diễn đàn Đối thoại; sự thay đổi về cách tiếp cận của các đối tác phát triển đối với kết quả của Đối thoại…
Hội thảo sẽ làm việc đến hết ngày 15/11 tới./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)