Ngày 16/6 tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao.
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành được xây dựng trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397. Người quyết định chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly, lúc đó là Thái sư nắm giữ mọi quyền lực của triều đình nhà Trần. Người trực tiếp tổ chức và điều hành là Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ lấy tên nước là Đại Ngu (1400-1407) và Tây Đô là kinh đô.
Thành Tây Đô bao gồm thành Nội và thành Ngoại. Thành Nội có mặt bằng gần hình vuông, chiều Đông-Tây dài 877m; Nam-Bắc dài 880m, diện tích 771.760m2. Phần tường thành phía ngoài xây bằng 7 hàng đá xếp ngang, 2 hàng đá chìm dưới đất làm thành móng, 5 hàng nổi trên mặt đất, kích thước trung bình của 5 lớp đá nổi trên mặt đất kể từ trên xuống là 0,4m; 0,6m; 0,8m; 1m; 1,1m. Các phiến đá nặng trung bình từ 10-20 tấn, ước tính toàn bộ phần tường đá có khối lượng 25.000m3, phần tường đất khoảng 80.000m3; tổng diện tích bề mặt đá hiện còn đo được 10.111.000m2.
Thành Nội có 4 cổng: Nam, Bắc, Đông, Tây. Cổng Nam là cổng tiền được xây ba cửa, các cổng còn lại chỉ xây một cửa.
Các công trình kiến trúc xưa như Điện Hoàng Nguyên, Cung Nhân Thọ, Cung Phù Cực, Đông Cung, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu… đều không còn nữa. Di vật đặc biệt còn lại là đôi rồng đá dài 3,62m. Di tích phụ cận đặc biệt là Đàn Tế Nam Giao “có mặt bằng còn tương đối nguyên vẹn, có
niên đại sớm nhất nước ta, được xây dựng năm 1402.”
Tại Tây Đô, Vương triều Hồ để lại nhiều dấu ấn lịch sử dân tộc trên các phương diện, tiêu biểu nhất là những sự kiện về văn hóa, giáo dục như: Lập đàn Xã Tắc năm Đinh Sửu (1397); đắp Đàn tế Nam Giao và cử hành lễ tế vào năm Nhâm Ngọ (1402); tổ chức hai kỳ thi Thái học sinh (tương đương kỳ thi Đình) vào các năm Canh Thìn (1400), Ất Dậu (1405), cả hai lần thi lấy đỗ 190 người, trong số đó có Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, Thành Nhà Hồ là “một kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng Thành, Đàn Nam Giao xây bằng đá rất bền vững và kiên cố. Giá trị độc đáo bậc nhất của thành Nhà Hồ là tòa kinh thành xây bằng đá”./.
Theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành được xây dựng trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397. Người quyết định chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly, lúc đó là Thái sư nắm giữ mọi quyền lực của triều đình nhà Trần. Người trực tiếp tổ chức và điều hành là Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ lấy tên nước là Đại Ngu (1400-1407) và Tây Đô là kinh đô.
Thành Tây Đô bao gồm thành Nội và thành Ngoại. Thành Nội có mặt bằng gần hình vuông, chiều Đông-Tây dài 877m; Nam-Bắc dài 880m, diện tích 771.760m2. Phần tường thành phía ngoài xây bằng 7 hàng đá xếp ngang, 2 hàng đá chìm dưới đất làm thành móng, 5 hàng nổi trên mặt đất, kích thước trung bình của 5 lớp đá nổi trên mặt đất kể từ trên xuống là 0,4m; 0,6m; 0,8m; 1m; 1,1m. Các phiến đá nặng trung bình từ 10-20 tấn, ước tính toàn bộ phần tường đá có khối lượng 25.000m3, phần tường đất khoảng 80.000m3; tổng diện tích bề mặt đá hiện còn đo được 10.111.000m2.
Thành Nội có 4 cổng: Nam, Bắc, Đông, Tây. Cổng Nam là cổng tiền được xây ba cửa, các cổng còn lại chỉ xây một cửa.
Các công trình kiến trúc xưa như Điện Hoàng Nguyên, Cung Nhân Thọ, Cung Phù Cực, Đông Cung, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu… đều không còn nữa. Di vật đặc biệt còn lại là đôi rồng đá dài 3,62m. Di tích phụ cận đặc biệt là Đàn Tế Nam Giao “có mặt bằng còn tương đối nguyên vẹn, có
niên đại sớm nhất nước ta, được xây dựng năm 1402.”
Tại Tây Đô, Vương triều Hồ để lại nhiều dấu ấn lịch sử dân tộc trên các phương diện, tiêu biểu nhất là những sự kiện về văn hóa, giáo dục như: Lập đàn Xã Tắc năm Đinh Sửu (1397); đắp Đàn tế Nam Giao và cử hành lễ tế vào năm Nhâm Ngọ (1402); tổ chức hai kỳ thi Thái học sinh (tương đương kỳ thi Đình) vào các năm Canh Thìn (1400), Ất Dậu (1405), cả hai lần thi lấy đỗ 190 người, trong số đó có Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, Thành Nhà Hồ là “một kiến trúc kinh thành quy mô lớn, đặc biệt Hoàng Thành, Đàn Nam Giao xây bằng đá rất bền vững và kiên cố. Giá trị độc đáo bậc nhất của thành Nhà Hồ là tòa kinh thành xây bằng đá”./.
Xem chùm ảnh về Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới tại đây |
Nguyễn Văn Kự (Vietnam+)