Động đất mạnh làm rung chuyển một số khu vực của Philippines và Indonesia

Tại Philippines và Indonesia vừa xảy ra các trận động đất mạnh, có độ lớn 5,1; 5,2 và 5,3 làm rung chuyển một số khu vực; hiện chưa có thông tin thiệt hại.

Ảnh minh họa. (Nguồn: DNA)
Ảnh minh họa. (Nguồn: DNA)

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất GFZ của Đức cho biết một trận động đất có độ lớn 5,1 đã làm rung chuyển Đảo Mindanao của Philippines lúc hơn 20h09 giờ GMT ngày 7/2 (hơn 3h sáng 8/2, giờ Việt Nam).

Động đất có độ sâu chấn tiêu 10km. Tâm chấn ban đầu được xác định ở vị trí 9,67 độ vĩ Bắc và 126,59 độ kinh Đông.

Trước đó cùng ngày, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết vào lúc 19h33 tối 7/2, một trận động đất có độ lớn 5,2 đã xảy ra tại khu vực 166km Tây Tây Nam của thị trấn Fakfak ở Indonesia.

Động đất có độ sâu chấn tiêu 10km. Ban đầu, tâm chấn được xác định ở tọa độ 3,33 độ vĩ Nam và 130,85 độ kinh Đông.

Trong cùng khoảng thời gian trên, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất GFZ của Đức ghi nhận một trận động đất có độ lớn 5,3 làm rung chuyển Đảo Seram của Indonesia.

Chấn tiêu nằm ở độ sâu 44,7km tại tọa độ 3,40 độ vĩ Nam và 130,81 độ kinh Đông./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.