Sau đây, TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết đánh giá về vấn đề nàycủa ông Phạm Quang Vinh, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Quan chứcCao cấp Việt Nam tại ASEAN:
Hợp tác chính trị-an ninh là một trong ba trụ cột trong Lộ trình xây dựng Cộngđồng ASEAN. Nhìn lại Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, có thể thấy hợp tácvề chính trị-an ninh của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác đã được đẩy mạnh vềmọi mặt và đã đạt được nhiều kết quả rất có ý nghĩa và nổi bật, thúc đẩy mạnh mẽđối thoại xây dựng lòng tin, đóng góp thiết thực cho việc củng cố và tăng cườngmôi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực, cũng như ứng phóhiệu quả với các thách thức đang đặt ra, cả về an ninh truyền thống và an ninhphi truyền thống.
Trong năm, ASEAN đã tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể về Cộng đồngChính trị-An ninh ASEAN (APSC) trên tất cả các mặt, nhất là trên 14 lĩnh vực ưutiên đã đề ra, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và nhằm “đưa hợp tác chính trị-anninh của ASEAN lên một tầm cao mới và bảo đảm các nước trong khu vực chung sốnghòa bình với nhau và với bên ngoài trong một môi trường công bằng, dân chủ vàhòa hợp” (trích APSC).
Để thực hiện mục tiêu APSC, ASEAN đã xây dựng và đưa vào thực hiện các kếhoạch hành động và chương trình hợp tác, trong ASEAN cũng như giữa ASEAN với cácbên đối tác, thông qua nhiều biện pháp và hoạt động cụ thể, thiết thực tronglĩnh vực này như tăng cường đối thoại, phát huy vai trò của các diễn đàn, côngcụ về hợp tác chính trị-an ninh, giải quyết hòa bình các tranh chấp, ứng phóhiệu quả với các thách thức, cũng như tích cực xây dựng và chia sẻ các chuẩnmực, cách ứng xử chung ở khu vực.
Tích cực đóng góp cho hòa bình, an ninh và hợp tác khu vực
Góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác ở khu vực là mục tiêubao trùm trong hợp tác về chính trị-an ninh của ASEAN và giữa ASEAN với các đốitác, kết quả nổi bật trong năm qua thể hiện rõ ở các điểm sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn địnhvà an ninh khu vực, thông qua nhiều khuôn khổ, cấp độ và diễn đàn hợp tác khácnhau, trong ASEAN cũng như giữa ASEAN và các đối tác.
Trong năm, ASEAN đã tíchcực triển khai các các chương trình hành động và kế hoạch hợp tác trên nhiềulĩnh vực, trong đó có chính trị-an ninh, tăng cường đối thoại, xây dựng lòngtin, thúc đẩy các quan hệ hợp tác tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy xây dựngvà chia sẻ các chuẩn mực, các qui tắc ứng xử chung, trên cơ sở các nguyên tắcchung là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp nội bộvà giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực.
Đây cũng chính là cơ sở của vai trò và giá trị của “phương cách ASEAN” nhằmgiải quyết các vấn đề nảy sinh ở khu vực thông qua đối thoại, tham vấn và hợptác. Có thể nói, trong bối cảnh khu vực còn có những diễn biến phức tạp, việcgia tăng các đối thoại xây dựng lòng tin đã đóng góp có ý nghĩa cho thúc đẩy môitrường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, cũng như giải quyết các phức tạpnảy sinh.
Thứ hai, củng cố, tăng cường và phát huy mạnh mẽ giá trị các thỏa thuận, cơ chếvà công cụ hợp tác khu vực hiện có về bảo đảm hòa bình, an ninh, giải quyết hòabình các tranh chấp, nhất là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC),Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cáchứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Hiệp ước TAC được các nước coi trọng và công nhận là bộ quy tắc ứng xử chungtrong các quan hệ hợp tác ở khu vực. Năm qua, đã có thêm Canada và Thổ Nhĩ Kỳtham gia Hiệp ước TAC, nâng số nước tham gia lên 28, trong đó có tất cả các nướclớn, các đối tác quan trọng trong và ngoài khu vực; các nước tham gia Hiệp ướccũng đã ký Nghị định thư thứ 3 sửa đổi TAC để tạo điều kiện cho Liên minh châuÂu (EU) tham gia TAC trong một tương lai gần.
Về Hiệp ước SEANWFZ, ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực thực hiện Chương trìnhhành động về tăng cường hiệu lực của Hiệp ước SEANWFZ, đồng thời xúc tiến traođổi với 05 nước có vũ khí hạt nhân về khả năng các nước này sớm tham gia Nghịđịnh thư của Hiệp ước, cam kết ủng hộ và tôn trọng qui chế khu vực Đông Nam Ákhông có vũ khí hạt nhân.
Năm qua, ASEAN đã cùng các nước tích cực trao đổi tại các diễn đàn khu vực khácnhau, nhằm thúc đẩy nhận thức chung và tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn địnhvà hợp tác ở Biển Đông. Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đônglà nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong khu vực và các nước liênquan.
Để đạt mục tiêu chung này, có nhiều phương tiện và biện pháp, nhưng quantrọng nhất là Tuyên bố DOC được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, thể hiện camkết chung về đối thoại, xây dựng lòng tin, giải quyết hòa bình các tranh chấptrên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biểnnăm 1982. Các bên cần tôn trọng và nỗ lực triển khai đầy đủ các cam kết và quiđịnh đề ra trong DOC.
Trên cơ sở đó, trong năm, ASEAN và Trung Quốc đã tổ chứcđược hai cuộc họp của Nhóm làm việc chung để bàn việc thúc đẩy triển khai DOC.ASEAN đang tích cực tham vấn với Trung Quốc để có thể sớm triệu tập vào năm tớiCuộc họp các Quan chức cao cấp (SOM) hai bên về triển khai DOC.
Hợp tác tại ARF, được coi là Diễn đàn đối thoại chủ yếu giữa ASEAN và các nướcđối tác về các vấn đề chính trị-an ninh của khu vực, đã có những bước tiến triểnrất có ý nghĩa và thực chất hơn. Trong năm, Diễn đàn đã đẩy mạnh đối thoại vàhợp tác về nhiều vấn đề chính trị-an ninh thiết thân của khu vực, trên tinh thầnhợp tác, tin cậy và xây dựng, đồng thời đã thông qua Chương trình hành động thựchiện Tuyên bố tầm nhìn ARF đến 2020, trong đó đề ra nhiều định hướng và biệnpháp hợp tác quan trọng trong lĩnh vực chính trị-an ninh trong thập kỷ tới.
Thứ ba, xây dựng và bổ sung thêm các cơ chế hợp tác mới hỗ trợ cho các khuôn khổhợp tác và đối thoại hiện có vì hòa bình và an ninh ở khu vực. Đặc biệt quantrọng là việc khởi động và triệu tập, trong năm 2010, Hội nghị Bộ trưởng Quốcphòng ASEAN mở rộng với các nước Đối tác (ADMM+) lần đầu tiên, trở thành cơ chếđối thoại chiến lược hàng đầu và thường xuyên của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEANvà các đối tác chủ chốt về các vấn đề quốc phòng-an ninh.
Hội nghị đã thành lập 05 Nhóm công tác về các lĩnh vực: ứng phó với thảmhọa-thiên tai, an ninh biển, quân y, chống khủng bố và hoạt động gìn giữ hòabình, đồng thời nhất trí họp ADMM+ lần thứ hai vào năm 2013 tại Brunei.
Cũngtrong năm 2010, ASEAN lần đầu tiên đã triệu tập Hội nghị những người đứng đầu cơquan an ninh ASEAN (MACOSA), tạo ra kênh hợp tác mới trong ASEAN về hợp tác, đốithoại, chia sẻ thông tin về các vấn đề an ninh liên quan, vì hòa bình, ổn địnhvà làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, tốt đẹp giữa các quốc gia trong khu vực.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức anninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh-an toàn hàng hải,chống khủng bố-tội phạm...
Năm qua, các hoạt động hợp tác của ASEAN và giữaASEAN với các đối tác trong lĩnh vực này đã được dành ưu tiên cao và đạt đượcnhiều kết quả thực chất hơn; đồng thời, đã được triển khai rộng rãi ở nhiều cấpđộ và các khuôn khổ hợp tác khác nhau, kể cả ở cấp khu vực, nhiều bên và songphương, trong đó có các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á và ARF, ADMMvà ADMM+, cũng như thông qua các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, nhất là ở Tiểuvùng Mê Công và giữa ASEAN với Liên hợp quốc.
Diễn đàn ARF lần thứ 17 đã thông qua nhiều biện pháp tăng cường hợp tác về cứutrợ thiên tai, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, khôngphổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, gìn giữ hòa bình…
Các nhóm công tác của ARFvề chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, cứu trợ thiên tai, an ninh biển vàkhông phổ biến và giải trừ vũ khí hủy diệt tiếp tục tăng cường trao đổi, chia sẻkinh nghiệm và bàn biện pháp hợp tác trong những lĩnh vực chuyên môn của mình.Khuôn khổ ADMM+ cũng đã khởi động bàn về 5 lĩnh vực ưu tiên: ứng phó thảm họa,an ninh biển, quân y, chống khủng bố và hoạt động gìn giữ hòa bình.
Một lĩnh vực hợp tác được ASEAN và các đối tác ưu tiên quan tâm và thúc đẩy hợptác mạnh mẽ trong năm là về an ninh biển, an ninh và an toàn hàng hải, chốngcướp biến, hỗ trợ nhân đạo và phòng chống các thảm họa-thiên tai trên biển,trong ASEAN, cũng như tại nhiều khuôn khổ hợp tác khác như ASEAN+1, ARF,ADMM+....
Đáng chú ý là Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) đã được khởi động và đi vào hoạtđộng, tạo ra khuôn khổ hợp tác ASEAN mới về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đếnbiển, với cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào tháng 7/2010 tại Surabaya,Indonesia.
ASEAN cũng đã thông qua Tuyên bố Bộ trưởng về Hợp tác tìm kiếm và cứu hộngười và tàu thuyền đi biển gặp nạn, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thôngtin và hỗ trợ giúp đỡ nhau trong những trường hợp khẩn cấp, trên tinh thần đoànkết, hợp tác tin cậy và vì lý do nhân đạo.
Thứ năm, xử lý phù hợp các vấn đề phức tạp nảy sinh, trên cơ sở đối thoại xâydựng, các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương ASEAN. Trong năm 2010,tại khu vực, cũng nảy sinh không ít các diễn biến phức tạp như trong quan hệgiữa một số nước trong khu vực, vấn đề Myanmar, tình hình bất ổn ở Thái Lan,căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên...
ASEAN chủ trương kiên trì đối thoại, xây dựng lòng tin và giải quyết hòa bìnhcác tranh chấp, trước hết là giữa các nước liên quan, duy trì bầu không khíthuận lợi cho hợp tác, đối thoại tin cậy và xây dựng về những vấn đề cùng quantâm, vì lợi ích chung của hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Theođó, các văn kiện và các tuyên bố cuối cùng về các vấn đề liên quan của các hộinghị trong năm đều đã đạt được trên cơ sở đồng thuận chung, nhất là của các bêntrực tiếp liên quan, vai trò chủ động, tích cực, trách nhiệm và tiếng nói chungcủa ASEAN được đề cao.
Phát huy vai trò trung tâm, chủ động định hướng cấu trúc hợp tác khu vực
Vấn đề định hình cấu trúc hợp tác khu vực có ý nghĩa quan trọng và lâu dài đốivới Đông Á và là vấn đề trong nhiều năm qua khu vực đang tìm tòi, xây dựng, vớikhông ít những đề xuất và ý kiến khác nhau.
Bước phát triển quan trọng trong năm 2010 là, cùng với việc vai trò trung tâmcủa ASEAN ở khu vực được củng cố và tăng cường, ASEAN đã thể hiện rất rõ nét vaitrò chủ động dẫn dắt và định hướng cấu trúc hợp tác ở khu vực, phù hợp với đặcthù của Đông Á và lợi ích của ASEAN.
Đó là một cấu trúc khu vực đa tầng nấc, dựatrên các tiến trình hợp tác khu vực hiện có, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫnnhau, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung làhòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực; không ủng hộ một cấu trúc khuvực duy nhất bao trùm lên cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
ASEAN khuyến khích sự tham gia sâu rộng và đóng góp xây dựng, tích cực củacác đối tác hợp tác khu vực, hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, cũng như xử lý cácvấn đề cùng quan tâm ở khu vực. Vai trò trung tâm và cách tiếp cận của ASEANđược các nước đối tác trong và ngoài khu vực ủng hộ và đánh giá cao.
Trên tinh thần đó, Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và Cấp cao Đông Á 5 (10/2010) đãquyết định mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) và chính thức mời Nga và Hoa Kỳ tham gialàm thành viên cơ chế này bắt đầu từ năm 2011, trên cơ sở ủng hộ vai trò trungtâm của ASEAN và tôn trọng các mục tiêu, nguyên tắc, thể thức và ưu tiên đã đượcthống nhất của EAS. Đây là quyết sách có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối vớihợp tác khu vực.
EAS sẽ là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc khu vực đang định hình, làdiễn đàn của Lãnh đạo cấp cao đối thoại và hợp tác về các vấn đề có tầm quantrọng chiến lược ở khu vực, trên cả ba trụ cột là chính trị, an ninh và kinh tế.
Cùng với việc khởi động khuôn khổ ADMM+, quyết định mở rộng EAS với sự tham giacủa Nga và Mỹ, sẽ tạo điều kiện tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN với cácđối tác chủ chốt về những vấn đề thiết thân và quan tâm chung của khu vực, trongcác khuôn khổ do ASEAN giữ vai trò chủ đạo và hoạt động theo phương cách ASEAN.
Đậm nét dấu ấn và đóng góp của nước Chủ tịch
Nhìn vào những kết quả nêu trên, có thể thấy rõ những đóng góp quan trọng và dấuấn đậm nét của Việt Nam, một Chủ tịch năng động, tích cực, trách nhiệm, côngtâm, được bạn bè tin cậy và đánh giá cao.
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Namđã đề ra được những ưu tiên chung phù hợp cho năm 2010 và đã điều phối chủ độngvà hiệu quả các hoạt động trong năm, trên tất cả các khuôn khổ và các kênh, theođịnh hướng ưu tiên chung đó.
Kết quả có ý nghĩa trong việc triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tronglĩnh vực chính trị-an ninh (APSC), cũng như việc mở rộng và làm sâu sắc thêmquan hệ của ASEAN với các đối tác trên tất cả các lĩnh vực đã tạo nên sự kết quảvà hiệu quả cộng hưởng về tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh và ứng phó vớicác thách thức đặt ra, cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống, cũng nhưvề nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Việt Nam đã thực sự chủ động, trách nhiệm, đề xuất nhiều sáng kiến, biện pháphợp tác, nỗ lực tham vấn sâu rộng trong ASEAN và với các đối tác, nhằm đẩy mạnhđối thoại tin cậy và xây dựng lòng tin; tranh thủ được sự đồng tình cao về cácvấn đề thuộc quan tâm chung và để có thể đi đến được những quyết sách quan trọngcủa khu vực, cũng như trong việc xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh.
Trong đó, các nước cũng đánh giá rất cao việc Việt Nam đã điều phối để đi đếnđồng thuận cao về quyết định mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS) và mời Nga và Mỹ thamgia làm thành viên, về việc khởi động và triệu tập Hội nghị các Bộ trưởng Quốcphòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), cũng như về việc tổ chức Cuộc họp đầu tiên nhữngngười đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA), việc thông qua Tuyên bố ASEANvề hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu thuyền đi biển gặp nạn, Chương trìnhhành động thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF đến 2020, cùng nhiều văn kiện khác,coi đây là những đóng góp quan trọng và có ý nghĩa lâu dài đối với hòa bình, ổnđịnh và an ninh ở khu vực.
Khép lại năm 2010, ASEAN và các nước, bạn bè đều đánh giá chung là một Năm ASEANrất thành công, với đậm dấu ấn nước Chủ tịch Việt Nam và vai trò chủ động, tíchcực và nổi bật của ASEAN, thông qua các hoạt động dồn dập, hiệu quả và với nhiềukết quả và quyết sách quan trọng trên nhiều mặt hợp tác, trong đó có lĩnh vựchợp tác chính trị-an ninh.
ASEAN đã thực sự phát huy vai trò quan trọng và khôngthể thiếu trong nỗ lực chung nhằm củng cố và tăng cường môi trường hòa bình, ổnđịnh, an ninh và hợp tác ở khu vực./.