Đông Nam bộ kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đường Vành đai 4 - TP Hồ Chí Minh

Theo lãnh đạo các địa phương, hiện các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các dự án giao thông, đặc biệt là thiếu vật liệu san lấp.

Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ lần thứ 4. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)
Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ lần thứ 4. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)

Chiều 15/3, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai diễn ra Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ lần thứ 4, quý 1 năm 2024.

Lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã thông qua báo cáo kết quả thực hiện các nội dung phối hợp triển khai thỏa thuận hợp tác phát tri

Theo lãnh đạo các địa phương, hiện các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các dự án giao thông, đặc biệt là thiếu vật liệu san lấp.

ển kinh tế-xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2023, kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025.

Theo đó, trên lĩnh vực giao thông, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An đã triển khai các dự án thành phần thuộc dự án Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo yêu cầu đồng bộ về kỹ thuật, tiến độ; phối hợp trong triển khai đầu tư, nâng cấp mở rộng các tuyến cao tốc trong vùng.

Về Dự án đường Vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh (đường Vành đai 4), vừa qua Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất một số nội dung như giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án thành phần; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án thành phần; điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến Vành đai 4 và các đồ án quy hoạch liên quan.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh đang cùng tỉnh Tây Ninh hoàn chỉnh hồ sở trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài; nghiên cứu đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 đến Đồng Nai và Bình Dương.

Riêng đầu tư cầu kết nối giữa Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, hiện 2 địa phương đã cơ bản thống nhất các phương án cầu xây cầu thay phà Cát Lái; cầu kết nối thành phố Thủ Đức (quận 9 cũ) - Thành phố Hồ Chí Minh huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và cầu kết nối khu Nam Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Năm 2023, các Sở Y tế vùng Đông Nam bộ đã ký thỏa thuận hợp tác và phát triển, thống nhất những chủ đề ưu tiên cần tăng cường kết nối, phối hợp, chuyển giao và chia sẻ kinh nghiệm.

Trên lĩnh vực thương mại, đã diễn ra chương trình Kết nối cung cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành.

Theo lãnh đạo các địa phương, hiện các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai các dự án giao thông, đặc biệt là thiếu vật liệu san lấp.

Riêng đường Vành đai 4 đến nay vẫn chưa có cơ chế cho địa phương được sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư các dự án thành phần; chưa có cơ chế được sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án; nguồn vốn Nhà nước tham gia các dự án lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách địa phương đang khó khăn, khó cân đối.

Các tỉnh Đông Nam bộ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương thuê một đơn vị Tư vấn tổng thể để nghiên cứu, rà soát, lập báo cáo đánh giá tổng thể chung cho toàn bộ đường Vành đai 4.

Bộ Kế hoạch-Đầu tư ủng hộ, tham mưu Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương về việc trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án xây dựng đường Vành đai 4.

ttxvn_nguyen hong linh.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)

Cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương thực hiện đầu tư các dự án, cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu 50% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án; riêng tỉnh Long An, ngân sách Trung ương hỗ trợ 90% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án.

Tổng kinh phí hỗ trợ dự án là hơn 42.450 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là Long An với trên 26.800.Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định, giữa các địa phương trong vùng Đông Nam bộ có sự gắn kết chặt chẽ về không gian địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa.

Mối quan hệ giữa các địa phương ngày càng mở rộng về các mặt kinh tế, xã hội. Vấn đề liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng ngày càng trở nên quan trọng.

Hiện vùng Đông Nam bộ đang có nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn như sân bay Long Thành, sân bay Biên Hòa, đường Vành đai 3, cao tốc Bến Lức-Long Thành; Biên Hòa-Vũng Tàu. Khi có các dự án hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển mới cho toàn vùng.

Theo ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, thời gian tới, các địa phương vùng Đông Nam bộ cần tiếp tục tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cao tốc, đường sắt.

Về cầu Cát Lái, Đồng Nai đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2024 và khởi công xây dựng trong năm 2025, chứ không chờ đến năm 2026 mới thực hiện, nhằm giảm áp lực giao thông, khai thác hiệu quả lợi thế sân bay Long Thành.

Tổng kết hội nghị, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, tới đây các địa phương vùng Đông Nam bộ tiếp tục phối hợp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đường Vành đai 3, các dự án đường cao tốc.

Thông qua kế hoạch, phương án đầu tư để kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 đến Bình Dương và Đồng Nai và các dự án đường sắt khác như Biên Hòa-Vũng Tàu, Thủ Thiêm-sân bay Long Thành.

Cùng với đó, phối hợp triển khai, khai thác tuyến giao thông đường thủy để phát triển du lịch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai; giải quyết nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông; hợp tác quan trắc môi trường./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục