Nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ hơn 30km, thuộc địa phận 2 xã Na Ư và Pa Thơm, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia động Pa Thơm hay còn có các tên gọi khác như Thẩm Nang Lai (hang nhiều nàng), động Tiên Hoa.
Danh thắng này được cấp bằng công nhận năm 2009 theo Quyết định số 309 và 310/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, được đánh giá là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, hiếm có ở tỉnh Điện Biên.
Tuy nhiên, sự thiếu ý thức của người dân địa phương, của khách tham quan du lịch trong việc tự tiện hái củi về dùng, lấy nhũ đá mang về, vẽ bậy lên vách hang những hình thù kỳ quặc, ngổ ngáo, những dòng chữ mang nội dung thô tục, thiếu văn hóa, nguy hại hơn có kẻ còn ăn trộm thiết bị chiếu sáng như hệ thống dây điện, máy nổ phục vụ cho việc thắp sáng hang động… đã khiến cho cảnh quan trong hang động bị xâm hại, gây phản cảm cho du khách đến đây.
Vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này bị tổn hại là điều nhãn tiền, không thể phủ nhận. Song, nếu chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không có giải pháp thiết thực, hữu hiệu trong công tác quản lý thì danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này bị “quên lãng” là hệ quả tất yếu.
Nơi khởi nguồn một huyền thoại
Đặt chân đến xã Pa Thơm- chúng tôi đã được những người già dân tộc Lào, Khơ Mú, Cống “sõi” tiếng Kinh, sinh sống trên địa bàn xã Pa Thơm kể cho nghe câu chuyện về “gốc tích” của động Pa Thơm, gắn với một tình yêu đôi nam nữ thủơ khai thiên lập địa.
Vào một ngày đầu xuân, Hoàng tử đi dạo chơi trong rừng, mải miết theo dòng Nậm Núa về hướng Tây- Nam, khi qua con suối Hoàng tử thấy vướng ở chân, khi cúi xuống, nhặt lên thì mới biết có 7 sợi tóc vương vào chân mình. Hoàng tử liền ngược dòng suối ngược về phía thượng nguồn thì bắt gặp một bãi tắm của các nàng tiên. Trên những phiến đá bằng phẳng các nàng tiên đang say ngủ. Hoàng tử ghé sát môi hôn lên nàng tiên thứ bảy và thì thầm ngỏ lời cầu hôn với nàng.
Then (Vua Trời) biết chuyện, chấp nhận cho đôi nam nữ tác thành duyên hợp, nên vợ thành chồng với điều kiện trong vòng bảy ngày, bảy đêm, bảy khắc Hoàng tử phải sắm đủ các thứ lễ vật để cảm tạ trời đất. Tiếc thay, khi chỉ còn một khắc cuối cùng, không kìm nén được lòng mình, Hoàng tử đã chạm tay vào người nàng. Vừa lúc ấy một tiếng nổ long trời vang lên, núi đá nổ tung xuất hiện một cửa hang, cùng lúc cơn gió mạnh xuất hiện cuốn nàng tiên bay vào trong đó.
Hoàng tử bàng hoàng lao theo thì bắt gặp con trăn thần nằm canh giữ cửa hang, Hoàng tử giao chiến với trăn thần đến lúc mệt lả mới chém chết trăn thần làm 3 khúc. Nhưng nàng tiên đã bay về Thiên cung bằng lối nhỏ hướng lên trời sâu trong hang.
Hoàng tử tuyệt vọng quay về chỗ hai người gặp nhau ban đầu, đứng nhìn về cõi trời với nỗi buồn đau vô hạn rồi quay về dãy núi phía Đông, nghỉ ở đó và hoá thành đá. Chỗ Hoàng tử đứng người dân vẫn gọi là Pú Tạo Nòn - Núi chàng ngủ; còn chỗ nàng tiên say giấc ngủ năm nào thì có tên Pú Nang Nòn- núi nàng ngủ.
Tiềm năng bỏ ngỏ và thực trạng bị xâm hại
Nằm cách trung tâm xã Pa Thơm khoảng 3km, ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, động Pa Thơm được bao bọc giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với thảm thực vật và sự đa dạng sinh học phong phú. Để đến được cửa động, du khách phải đi bộ một quãng đường dốc dài hơn 200m mấp mô đá với nhiều loại dây leo.
Trên con đường này, du khách được hít thở khí trời trong lành, ngắm cảnh núi non trùng điệp, ngắm những nếp nhà sàn phía xa xa ở lưng chừng triền núi của người dân tộc thiểu số, nghe tiếng chim hót líu lo, suối chảy róc rách…
Đến cửa động hình vòm cao hơn 10m, rộng gần 20m, có mái đá nhô ra ngoài hơn 5m, du khách bắt gặp ngay ở cửa động một nhũ đá khổng lồ hình một con voi đang thủ phục. Đi sâu vào khoảng 20m, có 3 khối nhũ đá (tổng chiều dài khoảng 15m) nằm chắn ngang trên đường, đứt thành ba đoạn tạo thành hai lối dẫn vào động. Nếu muốn đi hết chiều dài động, du khách phải mang theo nến, đèn pin thắp sáng và đi gần 350m, qua 9 cung vòm có diện tích lớn nhỏ khác nhau. Ở đây có những nhũ đá tự nhiên rất đẹp, lấp lánh mang những hình dáng lạ mắt, kỳ thú; thậm chí du khách còn nghe được cả tiếng nước rơi tí tách từ thành động và các nhũ đá.
Không chỉ là địa điểm mang tiềm năng về du lịch, động Pa Thơm còn chứa đựng trong nó những giá trị lịch sử, sinh thái to lớn. Năm 2009, tại lòng động, người dân trong xã và chính quyền địa phương đã phát hiện chiếc trống đồng (hiện vật này đang lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng lịch sử tỉnh). Ông Lò Văn Nhúng, Bí thư Đảng ủy xã Pa Thơm, cán bộ phụ trách mảng văn hóa cho biết, trước đây, loài dơi sống ở trong động rất nhiều, tập trung bám đen kịt vách đá, không đếm được, bằng chứng là dưới lối đi trong động phân dơi thải ra vẫn còn một lớp dày chưa phân hủy hết.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, do chưa có kế hoạch, phương án quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ cảnh quan và hang động theo hướng bền vững, cùng với ý thức kém của một số người dân và du khách nên cảnh quan trong hang động đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Việc tổ chức cho khách đến thăm động Pa Thơm cũng chưa được chính quyền và ngành chức năng quan tâm nên việc tham quan danh thắng này còn gặp khó khăn. Đơn cử, chỉ vào dịp lễ, Tết, chính quyền xã mới cho khiêng máy nổ lên động để phát điện, còn ngày bình thường khách muốn vào động tham quan thì tự túc nguồn sáng.
Theo Quyết định số 2069/QĐ-UBND của huyện Điện Biên, di tích danh lam, thắng cảnh động Pa Thơm được Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên giao cho hai xã Pa Thơm và Na Ư quản lý, căn cứ trên diện tích đất của từng xã. Tuy nhiên, việc giao cho chính quyền sở tại quản lý cũng bộc lộ những vướng mắc. Ông Lò Văn Nhúng cho biết thêm, kinh phí của xã không có, khoản thu du lịch từ động rất ít nên việc thuê người canh chừng, bảo vệ cảnh quan khu động xã gặp nhiều khó khăn.
Nhìn vào con số thống kê 1.312 khách đến tham quan du lịch động Pa Thơm trong năm 2010, đem so sánh với “tầm cỡ” của một danh thắng cấp quốc gia, chúng tôi không khỏi giật mình, nghĩa là trung bình một ngày, không quá 4 du khách đặt chân đến đây. Điều quan ngại hơn, trong số những du khách đến đây, số người mang quốc tịch nước ngoài chỉ “lẻ tẻ.”
Là xã nghèo của huyện Điện Biên, Pa Thơm có dân số trên 1.000 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo của người dân ở xã (50,13%) còn cao hơn tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh (50,03%). Kinh tế chính của đại bộ phận người dân trong xã này chỉ phụ thuộc vào làm nương rẫy, nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du lịch không phát triển do sức bán yếu, nguy cơ ế đọng hàng hóa cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tiềm năng du lịch động Pa Thơm chưa được khai thác có hiệu quả./.
Danh thắng này được cấp bằng công nhận năm 2009 theo Quyết định số 309 và 310/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, được đánh giá là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, hiếm có ở tỉnh Điện Biên.
Tuy nhiên, sự thiếu ý thức của người dân địa phương, của khách tham quan du lịch trong việc tự tiện hái củi về dùng, lấy nhũ đá mang về, vẽ bậy lên vách hang những hình thù kỳ quặc, ngổ ngáo, những dòng chữ mang nội dung thô tục, thiếu văn hóa, nguy hại hơn có kẻ còn ăn trộm thiết bị chiếu sáng như hệ thống dây điện, máy nổ phục vụ cho việc thắp sáng hang động… đã khiến cho cảnh quan trong hang động bị xâm hại, gây phản cảm cho du khách đến đây.
Vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này bị tổn hại là điều nhãn tiền, không thể phủ nhận. Song, nếu chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không có giải pháp thiết thực, hữu hiệu trong công tác quản lý thì danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này bị “quên lãng” là hệ quả tất yếu.
Nơi khởi nguồn một huyền thoại
Đặt chân đến xã Pa Thơm- chúng tôi đã được những người già dân tộc Lào, Khơ Mú, Cống “sõi” tiếng Kinh, sinh sống trên địa bàn xã Pa Thơm kể cho nghe câu chuyện về “gốc tích” của động Pa Thơm, gắn với một tình yêu đôi nam nữ thủơ khai thiên lập địa.
Vào một ngày đầu xuân, Hoàng tử đi dạo chơi trong rừng, mải miết theo dòng Nậm Núa về hướng Tây- Nam, khi qua con suối Hoàng tử thấy vướng ở chân, khi cúi xuống, nhặt lên thì mới biết có 7 sợi tóc vương vào chân mình. Hoàng tử liền ngược dòng suối ngược về phía thượng nguồn thì bắt gặp một bãi tắm của các nàng tiên. Trên những phiến đá bằng phẳng các nàng tiên đang say ngủ. Hoàng tử ghé sát môi hôn lên nàng tiên thứ bảy và thì thầm ngỏ lời cầu hôn với nàng.
Then (Vua Trời) biết chuyện, chấp nhận cho đôi nam nữ tác thành duyên hợp, nên vợ thành chồng với điều kiện trong vòng bảy ngày, bảy đêm, bảy khắc Hoàng tử phải sắm đủ các thứ lễ vật để cảm tạ trời đất. Tiếc thay, khi chỉ còn một khắc cuối cùng, không kìm nén được lòng mình, Hoàng tử đã chạm tay vào người nàng. Vừa lúc ấy một tiếng nổ long trời vang lên, núi đá nổ tung xuất hiện một cửa hang, cùng lúc cơn gió mạnh xuất hiện cuốn nàng tiên bay vào trong đó.
Hoàng tử bàng hoàng lao theo thì bắt gặp con trăn thần nằm canh giữ cửa hang, Hoàng tử giao chiến với trăn thần đến lúc mệt lả mới chém chết trăn thần làm 3 khúc. Nhưng nàng tiên đã bay về Thiên cung bằng lối nhỏ hướng lên trời sâu trong hang.
Hoàng tử tuyệt vọng quay về chỗ hai người gặp nhau ban đầu, đứng nhìn về cõi trời với nỗi buồn đau vô hạn rồi quay về dãy núi phía Đông, nghỉ ở đó và hoá thành đá. Chỗ Hoàng tử đứng người dân vẫn gọi là Pú Tạo Nòn - Núi chàng ngủ; còn chỗ nàng tiên say giấc ngủ năm nào thì có tên Pú Nang Nòn- núi nàng ngủ.
Tiềm năng bỏ ngỏ và thực trạng bị xâm hại
Nằm cách trung tâm xã Pa Thơm khoảng 3km, ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, động Pa Thơm được bao bọc giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với thảm thực vật và sự đa dạng sinh học phong phú. Để đến được cửa động, du khách phải đi bộ một quãng đường dốc dài hơn 200m mấp mô đá với nhiều loại dây leo.
Trên con đường này, du khách được hít thở khí trời trong lành, ngắm cảnh núi non trùng điệp, ngắm những nếp nhà sàn phía xa xa ở lưng chừng triền núi của người dân tộc thiểu số, nghe tiếng chim hót líu lo, suối chảy róc rách…
Đến cửa động hình vòm cao hơn 10m, rộng gần 20m, có mái đá nhô ra ngoài hơn 5m, du khách bắt gặp ngay ở cửa động một nhũ đá khổng lồ hình một con voi đang thủ phục. Đi sâu vào khoảng 20m, có 3 khối nhũ đá (tổng chiều dài khoảng 15m) nằm chắn ngang trên đường, đứt thành ba đoạn tạo thành hai lối dẫn vào động. Nếu muốn đi hết chiều dài động, du khách phải mang theo nến, đèn pin thắp sáng và đi gần 350m, qua 9 cung vòm có diện tích lớn nhỏ khác nhau. Ở đây có những nhũ đá tự nhiên rất đẹp, lấp lánh mang những hình dáng lạ mắt, kỳ thú; thậm chí du khách còn nghe được cả tiếng nước rơi tí tách từ thành động và các nhũ đá.
Không chỉ là địa điểm mang tiềm năng về du lịch, động Pa Thơm còn chứa đựng trong nó những giá trị lịch sử, sinh thái to lớn. Năm 2009, tại lòng động, người dân trong xã và chính quyền địa phương đã phát hiện chiếc trống đồng (hiện vật này đang lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng lịch sử tỉnh). Ông Lò Văn Nhúng, Bí thư Đảng ủy xã Pa Thơm, cán bộ phụ trách mảng văn hóa cho biết, trước đây, loài dơi sống ở trong động rất nhiều, tập trung bám đen kịt vách đá, không đếm được, bằng chứng là dưới lối đi trong động phân dơi thải ra vẫn còn một lớp dày chưa phân hủy hết.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là, do chưa có kế hoạch, phương án quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ cảnh quan và hang động theo hướng bền vững, cùng với ý thức kém của một số người dân và du khách nên cảnh quan trong hang động đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Việc tổ chức cho khách đến thăm động Pa Thơm cũng chưa được chính quyền và ngành chức năng quan tâm nên việc tham quan danh thắng này còn gặp khó khăn. Đơn cử, chỉ vào dịp lễ, Tết, chính quyền xã mới cho khiêng máy nổ lên động để phát điện, còn ngày bình thường khách muốn vào động tham quan thì tự túc nguồn sáng.
Theo Quyết định số 2069/QĐ-UBND của huyện Điện Biên, di tích danh lam, thắng cảnh động Pa Thơm được Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên giao cho hai xã Pa Thơm và Na Ư quản lý, căn cứ trên diện tích đất của từng xã. Tuy nhiên, việc giao cho chính quyền sở tại quản lý cũng bộc lộ những vướng mắc. Ông Lò Văn Nhúng cho biết thêm, kinh phí của xã không có, khoản thu du lịch từ động rất ít nên việc thuê người canh chừng, bảo vệ cảnh quan khu động xã gặp nhiều khó khăn.
Nhìn vào con số thống kê 1.312 khách đến tham quan du lịch động Pa Thơm trong năm 2010, đem so sánh với “tầm cỡ” của một danh thắng cấp quốc gia, chúng tôi không khỏi giật mình, nghĩa là trung bình một ngày, không quá 4 du khách đặt chân đến đây. Điều quan ngại hơn, trong số những du khách đến đây, số người mang quốc tịch nước ngoài chỉ “lẻ tẻ.”
Là xã nghèo của huyện Điện Biên, Pa Thơm có dân số trên 1.000 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo của người dân ở xã (50,13%) còn cao hơn tỷ lệ nghèo chung của toàn tỉnh (50,03%). Kinh tế chính của đại bộ phận người dân trong xã này chỉ phụ thuộc vào làm nương rẫy, nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du lịch không phát triển do sức bán yếu, nguy cơ ế đọng hàng hóa cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tiềm năng du lịch động Pa Thơm chưa được khai thác có hiệu quả./.
(TTXVN/Vietnam+)