Dự án Giảm thiểu rủi ro thảm họa (Dự án DRR) thực hiện ở tỉnh Bình Định do Hội chữ thập đỏ Na Uy tài trợ từ năm 2010 đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo cho người dân vùng hưởng lợi dự án có những chuyển biến tích cực trong phòng ngừa ứng phó kịp thời thảm họa những biến đổi khí hậu ở cộng đồng khu dân cư.
Năm 2010, dự án đã được khảo sát giữa nhà tài trợ chữ thập đỏ Na Uy và hội chữ thập đỏ cơ sở đã chọn Ân Mỹ (huyện Hoài Ân), Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và Cát Chánh (huyện Phù Cát) đều là các địa phương nằm trong vùng trọng điểm thiên tai bão lụt để triển khai.
Đến năm 2011, dự án mở rộng thêm ở ba xã nữa, gồm Ân Tín (huyện Hoài Ân), Cát Nhơn (huyện Phù Cát) và Phước Hòa (huyện Tuy Phước). Kinh phí do Hội chữ thập đỏ Na Uy tài trợ trong hai năm là 5,229 tỷ đồng.
Dự án tập trung đầu tư trên các lĩnh vực truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; nâng cao năng lực cho cán bộ xã, cán bộ chữ thập đỏ và tình nguyện viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để phòng ngừa ứng phó thảm họa.
Ông Lương Văn Thu, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Phước Thắng, cho biết: “Dự án DRR đã giúp cho địa phương chủ động trong công tác phòng ngừa thảm họa. Chúng tôi xuống tận thôn xóm tổ chức hàng chục buổi truyền thông lập kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu sự tác hại của bão, lũ nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng ngừa giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng, tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, di dời dân vùng ngập lũ..."
Bên cạnh, dự án còn đầu tư kinh phí cho địa phương xây một nhà tránh lũ an toàn ưu tiên cho người nhà và trẻ em, xây dựng một cống hộp thoát lũ và đúc bê tông 135m đường giao thông nối thôn An Lợi với thôn Lạc Điền phục vụ hàng chục hộ dân đi lại an toàn trong mùa lũ.
Trên lĩnh vực truyền thông dự án đầu tư lắp đặt một máy phát sóng FM, 10 cụm loa tiếp sóng, một máy phát điện, một bộ máy vi tính; trang bị cho công tác tìm kiếm cứu nạn, một ghe máy, hai sõng tôn, 150 phao và áo phao cứu sinh. Ba trường học (tiểu học số 1,2 và Trung học cơ sở) được trang bị ba máy lọc nước INOVA công suất lọc 50 lít/giờ trị giá 20 triệu đồng /máy, bảo đảm nước uống tinh khiết cho hơn 2.000 học sinh và thầy cô giáo.
Điều đáng nói, các trường học nằm trên địa bàn các xã hưởng lợi từ dự án đều làm khá tốt công tác truyền thông phòng ngừa thảm họa.
Bà Đặng Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng trường tiểu học số 1, xã Phước Thắng, chia sẻ: “Nhà trường đã đưa tám bài học về phòng ngừa thảm họa của Hội chữ thập đỏ Việt Nam vào giảng dạy chính khóa cho học sinh rất bổ ích, đã tạo nhận thức các em hiểu biết về hiểm hoạ, thảm họa, lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán, kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường và tổ chức cuộc thi phòng ngừa thảm họa cho khối lớp 4-5 qua thực tế ở địa phương. Từ đó, trường thành lập Đội thiếu niên chữ thập đỏ, tổ chức thực hành cấp cứu người bị tai nạn do thảm họa mà trước đây trường chưa làm được. Hơn nữa, dự án còn giúp chúng tôi sử dụng nguồn nước sạch, học sinh thay đổi tốt hành vi tiết kiệm nguồn nước và có ý thức trong bảo vệ môi trường.”
Dự án DRR đang mang lại kết quả rất lớn, đã làm cho cộng đồng dân cư thay đổi hành vi chủ động phòng ngừa ứng phó thảm họa một cách có hiệu quả. Người dân vùng thường xuyên bị ngập lụt tự biết ứng phó dự trữ lương thực, nước uống; làm tốt công tác vệ sinh môi trường sau lũ lụt, biết thu gom rác thải, xử lý xác súc vật chết chôn đúng nơi quy định, tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh mắt đỏ và bệnh tay chân miệng./.
Năm 2010, dự án đã được khảo sát giữa nhà tài trợ chữ thập đỏ Na Uy và hội chữ thập đỏ cơ sở đã chọn Ân Mỹ (huyện Hoài Ân), Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và Cát Chánh (huyện Phù Cát) đều là các địa phương nằm trong vùng trọng điểm thiên tai bão lụt để triển khai.
Đến năm 2011, dự án mở rộng thêm ở ba xã nữa, gồm Ân Tín (huyện Hoài Ân), Cát Nhơn (huyện Phù Cát) và Phước Hòa (huyện Tuy Phước). Kinh phí do Hội chữ thập đỏ Na Uy tài trợ trong hai năm là 5,229 tỷ đồng.
Dự án tập trung đầu tư trên các lĩnh vực truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; nâng cao năng lực cho cán bộ xã, cán bộ chữ thập đỏ và tình nguyện viên; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để phòng ngừa ứng phó thảm họa.
Ông Lương Văn Thu, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Phước Thắng, cho biết: “Dự án DRR đã giúp cho địa phương chủ động trong công tác phòng ngừa thảm họa. Chúng tôi xuống tận thôn xóm tổ chức hàng chục buổi truyền thông lập kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu sự tác hại của bão, lũ nâng cao nhận thức của nhân dân trong phòng ngừa giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng, tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, di dời dân vùng ngập lũ..."
Bên cạnh, dự án còn đầu tư kinh phí cho địa phương xây một nhà tránh lũ an toàn ưu tiên cho người nhà và trẻ em, xây dựng một cống hộp thoát lũ và đúc bê tông 135m đường giao thông nối thôn An Lợi với thôn Lạc Điền phục vụ hàng chục hộ dân đi lại an toàn trong mùa lũ.
Trên lĩnh vực truyền thông dự án đầu tư lắp đặt một máy phát sóng FM, 10 cụm loa tiếp sóng, một máy phát điện, một bộ máy vi tính; trang bị cho công tác tìm kiếm cứu nạn, một ghe máy, hai sõng tôn, 150 phao và áo phao cứu sinh. Ba trường học (tiểu học số 1,2 và Trung học cơ sở) được trang bị ba máy lọc nước INOVA công suất lọc 50 lít/giờ trị giá 20 triệu đồng /máy, bảo đảm nước uống tinh khiết cho hơn 2.000 học sinh và thầy cô giáo.
Điều đáng nói, các trường học nằm trên địa bàn các xã hưởng lợi từ dự án đều làm khá tốt công tác truyền thông phòng ngừa thảm họa.
Bà Đặng Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng trường tiểu học số 1, xã Phước Thắng, chia sẻ: “Nhà trường đã đưa tám bài học về phòng ngừa thảm họa của Hội chữ thập đỏ Việt Nam vào giảng dạy chính khóa cho học sinh rất bổ ích, đã tạo nhận thức các em hiểu biết về hiểm hoạ, thảm họa, lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán, kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường và tổ chức cuộc thi phòng ngừa thảm họa cho khối lớp 4-5 qua thực tế ở địa phương. Từ đó, trường thành lập Đội thiếu niên chữ thập đỏ, tổ chức thực hành cấp cứu người bị tai nạn do thảm họa mà trước đây trường chưa làm được. Hơn nữa, dự án còn giúp chúng tôi sử dụng nguồn nước sạch, học sinh thay đổi tốt hành vi tiết kiệm nguồn nước và có ý thức trong bảo vệ môi trường.”
Dự án DRR đang mang lại kết quả rất lớn, đã làm cho cộng đồng dân cư thay đổi hành vi chủ động phòng ngừa ứng phó thảm họa một cách có hiệu quả. Người dân vùng thường xuyên bị ngập lụt tự biết ứng phó dự trữ lương thực, nước uống; làm tốt công tác vệ sinh môi trường sau lũ lụt, biết thu gom rác thải, xử lý xác súc vật chết chôn đúng nơi quy định, tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh mắt đỏ và bệnh tay chân miệng./.
Xuân Thức (Vietnam+)