Dự án trồng vành đai rừng xuyên châu Phi với tên gọi “Bức tường Xanh vĩ đại” (GGW) được phát động từ năm 2005 nhằm ngăn chặn nạn sa mạc hóa đã đạt được bước tiến tích cực tại Senegal.
Dự án này sẽ phủ xanh bằng các loại cây chịu được hạn hán trên một vùng đất rộng lớn trải dài từ bờ biển phía Tây tới bờ biển phía Đông của châu Phi qua các nước Senegal, Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Chad, Sudan, Eritrea và Ethiopia.
Đoạn GGW qua Senegal đã hình thành với bức tường cây keo chạy dài 535km phủ xanh dải đất rộng 15.000ha.
Dự án này được tài trợ từ ngân sách chính phủ với kinh phí 2,1 triệu USD/năm và các nguồn quỹ bổ sung từ Liên minh châu Âu. Các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức khu vực trên toàn cầu cam kết đầu tư hơn 3 tỷ USD cho dự án GGW.
Liên hợp quốc cảnh báo hơn 65% diện tích đất nông nghiệp của châu Phi sẽ bị phủ cát sa mạc Sahara vào năm 2025 và các nước châu Phi đã nêu ý tưởng xây dựng GGW từ năm 2005 nhằm ngăn chặn tốc độ "Nam tiến" của sa mạc Sahara.
Tuy khởi đầu là một ý tưởng chính trị nhưng GGW đã nhanh chóng được châu Phi và quốc tế hưởng ứng cùng với cam kết tài trợ tài chính và các biện pháp kỹ thuật để quản lý mỗi hệ sinh thái phù hợp hài hòa với dân cư nông thôn ở từng nước GGW chạy qua. Dự án đã nhanh chóng chứng tỏ hiệu quả chống hạn hán, hạn chế những tác hại của biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo ở châu lục Đen.
GGW đã biến nhiều khu vực đất khô hạn quanh năm thành các khu vực trồng các loài cây có khả năng chịu hạn cùng với các khu vực trồng rau quả, tạo việc làm cho phụ nữ và góp phần giảm đói nghèo ở nông thôn các nước châu Phi./.
Dự án này sẽ phủ xanh bằng các loại cây chịu được hạn hán trên một vùng đất rộng lớn trải dài từ bờ biển phía Tây tới bờ biển phía Đông của châu Phi qua các nước Senegal, Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Chad, Sudan, Eritrea và Ethiopia.
Đoạn GGW qua Senegal đã hình thành với bức tường cây keo chạy dài 535km phủ xanh dải đất rộng 15.000ha.
Dự án này được tài trợ từ ngân sách chính phủ với kinh phí 2,1 triệu USD/năm và các nguồn quỹ bổ sung từ Liên minh châu Âu. Các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức khu vực trên toàn cầu cam kết đầu tư hơn 3 tỷ USD cho dự án GGW.
Liên hợp quốc cảnh báo hơn 65% diện tích đất nông nghiệp của châu Phi sẽ bị phủ cát sa mạc Sahara vào năm 2025 và các nước châu Phi đã nêu ý tưởng xây dựng GGW từ năm 2005 nhằm ngăn chặn tốc độ "Nam tiến" của sa mạc Sahara.
Tuy khởi đầu là một ý tưởng chính trị nhưng GGW đã nhanh chóng được châu Phi và quốc tế hưởng ứng cùng với cam kết tài trợ tài chính và các biện pháp kỹ thuật để quản lý mỗi hệ sinh thái phù hợp hài hòa với dân cư nông thôn ở từng nước GGW chạy qua. Dự án đã nhanh chóng chứng tỏ hiệu quả chống hạn hán, hạn chế những tác hại của biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo ở châu lục Đen.
GGW đã biến nhiều khu vực đất khô hạn quanh năm thành các khu vực trồng các loài cây có khả năng chịu hạn cùng với các khu vực trồng rau quả, tạo việc làm cho phụ nữ và góp phần giảm đói nghèo ở nông thôn các nước châu Phi./.
(TTXVN/Vietnam+)