Năm 2011 đã đi được một quãng đường, có thể nói là ngắn, chỉ một tháng. Trong một tháng đó, có những sự kiện đã “ứng nghiệm” với những dự báo (hoặc không phải dự báo mà chỉ đơn thuần là việc nhắc đến, nhấn mạnh) từ trước.
Dù sao thì việc đưa ra những dự báo về các sự kiện của năm 2011 cũng là một chuyện khá lý thú. Những dự báo có thể rất khác nhau, tùy theo quan điểm của những tổ chức, cá nhân đưa ra dự báo.
Dưới đây là dự báo 10 sự kiện thế giới nổi bật mà Hãng tin Nga Ria Novosti công bố cuối năm 2010.
1. Pháp làm chủ tịch nhóm G20 và nhóm G8
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của hai nhóm nước - hai diễn đàn quốc tế lớn nhất này, Pháp có kế hoạch thúc đẩy cải cách hệ thống tiền tệ thế giới và thông qua các biện pháp kiểm soát hoạt động của thị trường nguyên liệu quốc tế. Pháp cũng có kế hoạch thành lập Ban thư ký của nhóm G20.
2. Hungary và Ba Lan làm Chủ tịch Liên minh châu Âu
Hungary đảm nhiệm chức Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ tháng Giêng đến hết tháng Sáu. Một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này là phát triển chương trình “Đối tác phương Đông” dành cho các thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Hungary dự kiến chủ trì hội nghị thượng đỉnh của EU tập trung bàn việc triển khai chương trình này. Một chủ đề quan trọng khác mà Hungary dự kiến thúc đẩy là bảo đảm an ninh năng lượng ở châu Âu.
Tiếp sau Hungary, Ba Lan sẽ làm Chủ tịch EU trong sáu tháng cuối năm. Những ưu tiên chủ yếu của Ba Lan trên cương vị này là các vấn đề ngân sách của EU thời kỳ 2014-2020, quan hệ giữa EU với các nước láng giềng phía Đông và chính sách năng lượng.
3. Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran hòa lưới điện quốc gia
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bushehr của Iran được một công ty Đức khởi đầu từ năm 1974 nhưng rồi bỏ dở, về sau được phía Nga tiếp tục. Nhà máy này hòa vào lưới điện quốc gia Iran từ tháng 1/2011.
Mặc dù dự án xây dựng nhà máy về cơ bản đã hoàn thành nhưng các chuyên gia Nga vẫn tiếp tục có mặt ở đây thêm hai năm kể từ khi nhà máy được đưa vào hoạt động.
4. Bắt đầu cứu trợ Ireland
Trong tháng 1/2011, Ireland nhận được khoản tiền đầu tiên trong gói cứu trợ 85 tỷ euro mà EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cam kết dành cho nước này hồi tháng 11/2010.
Theo sơ đồ cứu trợ, 35 tỷ euro được dành cho việc ứng cứu hệ thống ngân hàng Ireland khỏi sụp đổ (10 tỷ euro nhằm thực hiện ngay những biện pháp tái cấp vốn cho các ngân hàng, 25 tỷ euro dành cho quỹ dự trữ hỗ trợ khu vực ngân hàng). Khoản 50 tỷ euro còn lại của gói cứu trọ dành để đáp ứng các nhu cầu chi ngân sách của Ireland.
Để được nhận gói cứu trợ của quốc tế, hồi đầu tháng 12/2010 Ireland đã thông qua một ngân sách khắc khổ chưa từng có trong lịch sử nước này, là điều cần thiết để tránh nguy cơ vỡ nợ quốc gia. Theo dự kiến, phần chi ngân sách sẽ bị cắt giảm khoảng 4,5 tỷ euro và các biện pháp tăng thuế sẽ mang lại cho kho bạc nước này khoảng 1,5 tỷ euro.
5. Estonia tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu
Từ ngày 1/1/2011, Estonia trở thành thành viên thứ 17 của Eurozone (khu vực sử dụng chung đồng tiền châu Âu). Quyết định về việc này đã được các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của 27 nước EU thông qua ngày 13/7/2010.
Trước đó, các Bộ trưởng Tài chính 16 nước thành viên Eurozone đã phê chuẩn việc Estonia chuyển sang sử dụng đồng euro.
Theo dự báo được Ủy ban châu Âu công bố hồi mùa Xuân năm 2010, thâm hụt ngân sách của Estonia tài khóa 2010 ở mức 2,4% GDP, nghĩa là kinh tế Estonia đáp ứng được các điều kiện của Hiệp ước Maastricht, theo đó, mức thâm hụt ngân sách quốc gia của thành viên Eurozone không được quá 3% GDP.
6. Trưng cầu ý dân về quyền tự quyết của Nam Sudan
Trong năm 2011 Sudan có thể đánh mất “danh hiệu” nước lớn nhất châu Phi. Cuộc trưng cầu ý dân miền Nam Sudan tổ chức ngày 9/1/2011, tuy phải sang tháng Hai mới có kết quả chính thức đầy đủ nhưng hiện cũng đã rõ là tuyệt đại đa số cử tri ủng hộ việc tách miền Nam Sudan thành quốc gia độc lập.
Cuộc trưng cầu ý dân này là một phần của thỏa thuận được dàn xếp với miền Bắc Sudan năm 2005 chấm dứt 22 năm chiến tranh Nam-Bắc. Đa số dân ở miền Bắc Sudan theo Hồi giáo, trong khi đa số dân ở miền Nam theo Thiên chúa giáo.
Nếu không có gì thay đổi, một Nhà nước mới tại miền Nam Sudan sẽ chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 9/7/2011. Lúc đó, biên giới giữa hai nhà nước Sudan sẽ là đường biên giới quốc gia dài nhất ở châu Phi, với 2.000km, dài hơn 350km so với đường biên giới dài nhất hiện nay của lục địa này, giữa Sudan và Ethiopia.
7. Rút quân đội Mỹ và phái bộ Liên hợp quốc ra khỏi Afghanistan
Tháng 7/2011 sẽ bắt đầu tiến trình rút hoàn toàn quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan và tiến trình này sẽ kết thúc năm 2014. Từ đó, sự hiện diện về quân sự của quốc tế ở nước Nam Á này được giảm thiểu xuống cấp cố vấn.
Ngoài ra, ngày 23/3/2011 cũng kết thúc sứ mệnh của Phái bộ hỗ trợ Liên hợp quốc tại Afghanistan vốn được thành lập ngày 28/3/2002 bằng Nghị quyết số 1401 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (phái bộ này hỗ trợ tiến trình hòa hợp dân tộc ở Afghanistan, bảo đảm quyền con người, trợ giúp nhân đạo, tạo điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế Afghanistan).
8. Lễ cưới của Hoảng tử Anh quốc William và Công tước Albert 2 của Monaco
Đám cưới của Hòang tử Anh William (con trai cả của Công nương Diana và Thái tử Charles Xứ Wales) với Kate Middleton được tổ chức ngày 29/4/2011 ở London.
William quen Middleton từ năm 2001, khi hai người cùng học tại trường Đại học danh giá St. Andrews ở Scotland. Từ năm 2003 hai người bắt đầu hẹn hò nhau và ngày 16/10/2010 đã công bố quyết định làm lễ cưới. Hồi tháng 10/2010, trong một kỳ nghỉ tại Kenya, hai người đã làm lễ đính hôn.
Trong hai ngày 1-2/7 sẽ diễn ra lễ cưới của Công tước Albert 2 của Monaco, 52 tuổi, với nữ vận động viên vô địch Olympic về bơi lội 32 tuổi người Nam Phi Sharlen Yttstock.
Công tước và nữ vận động viên này quen nhau từ năm 2000, nhưng mãi tám năm sau người ta mới nói đến chuyện hai người có thể xây dựng gia đình. Vào ngày 23/6/2010 họ đã chính thức đính hôn.
9. Bầu cử Tổng thống tại Latvia
Tháng 5/2011, Quốc hội một viện của Latvia sẽ bầu Tổng thống. Theo luật của Latvia, nhiệm kỳ Tổng thống nước này là bốn năm; một người chỉ được làm Tổng thống không quá hai nhiệm kỳ (tám năm).
10. Kỷ niệm 10 năm vụ khủng bố 11/9
Thảm kịch 11/9 trong những năm gần đây thường trở thành một dịp gây tranh cãi gay gắt chia rẽ xã hội Mỹ.
Năm ngoái, dự án xây dựng một nhà thờ Hồi giáo cách không xa địa điểm toà tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh sập ở New York ngày 11/9/2001 đã gây tranh cãi khá căng thẳng, kéo theo nhiều cuộc míttinh biểu tình phản đối ở New York, thậm chí tại Florida đã có vụ đốt Kinh Koran.
Người ta cho rằng dịp kỷ niệm tròn 10 năm sự kiện này ở nước Mỹ lại sẽ rất ồn ào và chắc chắn là căng thẳng hơn những năm trước./.
Dù sao thì việc đưa ra những dự báo về các sự kiện của năm 2011 cũng là một chuyện khá lý thú. Những dự báo có thể rất khác nhau, tùy theo quan điểm của những tổ chức, cá nhân đưa ra dự báo.
Dưới đây là dự báo 10 sự kiện thế giới nổi bật mà Hãng tin Nga Ria Novosti công bố cuối năm 2010.
1. Pháp làm chủ tịch nhóm G20 và nhóm G8
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của hai nhóm nước - hai diễn đàn quốc tế lớn nhất này, Pháp có kế hoạch thúc đẩy cải cách hệ thống tiền tệ thế giới và thông qua các biện pháp kiểm soát hoạt động của thị trường nguyên liệu quốc tế. Pháp cũng có kế hoạch thành lập Ban thư ký của nhóm G20.
2. Hungary và Ba Lan làm Chủ tịch Liên minh châu Âu
Hungary đảm nhiệm chức Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ tháng Giêng đến hết tháng Sáu. Một trong những ưu tiên hàng đầu của nước này là phát triển chương trình “Đối tác phương Đông” dành cho các thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Hungary dự kiến chủ trì hội nghị thượng đỉnh của EU tập trung bàn việc triển khai chương trình này. Một chủ đề quan trọng khác mà Hungary dự kiến thúc đẩy là bảo đảm an ninh năng lượng ở châu Âu.
Tiếp sau Hungary, Ba Lan sẽ làm Chủ tịch EU trong sáu tháng cuối năm. Những ưu tiên chủ yếu của Ba Lan trên cương vị này là các vấn đề ngân sách của EU thời kỳ 2014-2020, quan hệ giữa EU với các nước láng giềng phía Đông và chính sách năng lượng.
3. Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran hòa lưới điện quốc gia
Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bushehr của Iran được một công ty Đức khởi đầu từ năm 1974 nhưng rồi bỏ dở, về sau được phía Nga tiếp tục. Nhà máy này hòa vào lưới điện quốc gia Iran từ tháng 1/2011.
Mặc dù dự án xây dựng nhà máy về cơ bản đã hoàn thành nhưng các chuyên gia Nga vẫn tiếp tục có mặt ở đây thêm hai năm kể từ khi nhà máy được đưa vào hoạt động.
4. Bắt đầu cứu trợ Ireland
Trong tháng 1/2011, Ireland nhận được khoản tiền đầu tiên trong gói cứu trợ 85 tỷ euro mà EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cam kết dành cho nước này hồi tháng 11/2010.
Theo sơ đồ cứu trợ, 35 tỷ euro được dành cho việc ứng cứu hệ thống ngân hàng Ireland khỏi sụp đổ (10 tỷ euro nhằm thực hiện ngay những biện pháp tái cấp vốn cho các ngân hàng, 25 tỷ euro dành cho quỹ dự trữ hỗ trợ khu vực ngân hàng). Khoản 50 tỷ euro còn lại của gói cứu trọ dành để đáp ứng các nhu cầu chi ngân sách của Ireland.
Để được nhận gói cứu trợ của quốc tế, hồi đầu tháng 12/2010 Ireland đã thông qua một ngân sách khắc khổ chưa từng có trong lịch sử nước này, là điều cần thiết để tránh nguy cơ vỡ nợ quốc gia. Theo dự kiến, phần chi ngân sách sẽ bị cắt giảm khoảng 4,5 tỷ euro và các biện pháp tăng thuế sẽ mang lại cho kho bạc nước này khoảng 1,5 tỷ euro.
5. Estonia tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu
Từ ngày 1/1/2011, Estonia trở thành thành viên thứ 17 của Eurozone (khu vực sử dụng chung đồng tiền châu Âu). Quyết định về việc này đã được các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của 27 nước EU thông qua ngày 13/7/2010.
Trước đó, các Bộ trưởng Tài chính 16 nước thành viên Eurozone đã phê chuẩn việc Estonia chuyển sang sử dụng đồng euro.
Theo dự báo được Ủy ban châu Âu công bố hồi mùa Xuân năm 2010, thâm hụt ngân sách của Estonia tài khóa 2010 ở mức 2,4% GDP, nghĩa là kinh tế Estonia đáp ứng được các điều kiện của Hiệp ước Maastricht, theo đó, mức thâm hụt ngân sách quốc gia của thành viên Eurozone không được quá 3% GDP.
6. Trưng cầu ý dân về quyền tự quyết của Nam Sudan
Trong năm 2011 Sudan có thể đánh mất “danh hiệu” nước lớn nhất châu Phi. Cuộc trưng cầu ý dân miền Nam Sudan tổ chức ngày 9/1/2011, tuy phải sang tháng Hai mới có kết quả chính thức đầy đủ nhưng hiện cũng đã rõ là tuyệt đại đa số cử tri ủng hộ việc tách miền Nam Sudan thành quốc gia độc lập.
Cuộc trưng cầu ý dân này là một phần của thỏa thuận được dàn xếp với miền Bắc Sudan năm 2005 chấm dứt 22 năm chiến tranh Nam-Bắc. Đa số dân ở miền Bắc Sudan theo Hồi giáo, trong khi đa số dân ở miền Nam theo Thiên chúa giáo.
Nếu không có gì thay đổi, một Nhà nước mới tại miền Nam Sudan sẽ chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 9/7/2011. Lúc đó, biên giới giữa hai nhà nước Sudan sẽ là đường biên giới quốc gia dài nhất ở châu Phi, với 2.000km, dài hơn 350km so với đường biên giới dài nhất hiện nay của lục địa này, giữa Sudan và Ethiopia.
7. Rút quân đội Mỹ và phái bộ Liên hợp quốc ra khỏi Afghanistan
Tháng 7/2011 sẽ bắt đầu tiến trình rút hoàn toàn quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan và tiến trình này sẽ kết thúc năm 2014. Từ đó, sự hiện diện về quân sự của quốc tế ở nước Nam Á này được giảm thiểu xuống cấp cố vấn.
Ngoài ra, ngày 23/3/2011 cũng kết thúc sứ mệnh của Phái bộ hỗ trợ Liên hợp quốc tại Afghanistan vốn được thành lập ngày 28/3/2002 bằng Nghị quyết số 1401 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (phái bộ này hỗ trợ tiến trình hòa hợp dân tộc ở Afghanistan, bảo đảm quyền con người, trợ giúp nhân đạo, tạo điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế Afghanistan).
8. Lễ cưới của Hoảng tử Anh quốc William và Công tước Albert 2 của Monaco
Đám cưới của Hòang tử Anh William (con trai cả của Công nương Diana và Thái tử Charles Xứ Wales) với Kate Middleton được tổ chức ngày 29/4/2011 ở London.
William quen Middleton từ năm 2001, khi hai người cùng học tại trường Đại học danh giá St. Andrews ở Scotland. Từ năm 2003 hai người bắt đầu hẹn hò nhau và ngày 16/10/2010 đã công bố quyết định làm lễ cưới. Hồi tháng 10/2010, trong một kỳ nghỉ tại Kenya, hai người đã làm lễ đính hôn.
Trong hai ngày 1-2/7 sẽ diễn ra lễ cưới của Công tước Albert 2 của Monaco, 52 tuổi, với nữ vận động viên vô địch Olympic về bơi lội 32 tuổi người Nam Phi Sharlen Yttstock.
Công tước và nữ vận động viên này quen nhau từ năm 2000, nhưng mãi tám năm sau người ta mới nói đến chuyện hai người có thể xây dựng gia đình. Vào ngày 23/6/2010 họ đã chính thức đính hôn.
9. Bầu cử Tổng thống tại Latvia
Tháng 5/2011, Quốc hội một viện của Latvia sẽ bầu Tổng thống. Theo luật của Latvia, nhiệm kỳ Tổng thống nước này là bốn năm; một người chỉ được làm Tổng thống không quá hai nhiệm kỳ (tám năm).
10. Kỷ niệm 10 năm vụ khủng bố 11/9
Thảm kịch 11/9 trong những năm gần đây thường trở thành một dịp gây tranh cãi gay gắt chia rẽ xã hội Mỹ.
Năm ngoái, dự án xây dựng một nhà thờ Hồi giáo cách không xa địa điểm toà tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh sập ở New York ngày 11/9/2001 đã gây tranh cãi khá căng thẳng, kéo theo nhiều cuộc míttinh biểu tình phản đối ở New York, thậm chí tại Florida đã có vụ đốt Kinh Koran.
Người ta cho rằng dịp kỷ niệm tròn 10 năm sự kiện này ở nước Mỹ lại sẽ rất ồn ào và chắc chắn là căng thẳng hơn những năm trước./.
(TTXVN/Vietnam+)