Theo thống kê từ ngành du lịch, từ năm 2010 đến hết năm 2011, đã có 32.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng cao nguyên đá Hà Giang.
Có thể coi đây là một sự gia tăng đột biến với ngành du lịch Hà Giang. Doanh thu từ du lịch đạt đến con số trên 280 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với thời kỳ 2009-2010. Các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái được ưu tiên phát triển thời gian qua đang có đóng góp nhất định trong việc thu hút du khách đến với Hà Giang, cũng như góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu từ ngành du lịch, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình vùng cao đá còn nhiều vất vả, khó khăn.
Hà Giang, nơi còn lưu giữ được những hoang sơ vốn có của thiên nhiên, nơi tập trung nền văn hóa đa sắc tộc của gần nửa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lên vùng cao phía Bắc, hiện trước mắt du khách là những con đường ngoằn nghèo ẩn hiện trong mây và sương mù, là cả một rừng đá xám của vùng cao nguyên đá. Đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ trên con đường Hạnh Phúc vắt vẻo ở lưng chừng núi, nhìn xuống dòng sông Nho Quế chỉ còn là một dải lụa màu hun hút dưới chân núi xa xăm.
Đi về phía Tây Hà Giang, nơi được gọi là vùng cao núi đất, du khách bắt gặp những bản làng của người Tày, Nùng, Dao… với những nếp nhà sàn, nhà lá đơn sơ, những chân ruộng bậc thang đẹp như trong mơ và tấm lòng rộng mở của người dân các dân tộc thiểu số bản địa.
Hà Giang có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Mông chiếm tới trên 32%, người Tày trên 23%, người Dao trên 15%, người Kinh gần 13%, người Nùng gần 10%... Mỗi dân tộc mang một đặc trưng văn hóa riêng thể hiện trong phong tục, tập quán, lối sống, trang phục, phương thức sản xuất… Người ta dễ nhận ra ngôi nhà sàn của người Tày; đồng thời cũng không khó để biết đó là những ngôi nhà, bản làng người Mông với kiến trúc đặc trưng là những nếp nhà thấp, trình tường (tường đất), khuôn viên được bao bọc bằng bức tường đá xếp…, nằm cheo leo trên những sườn núi cao quanh năm đầy sương mù.
Tất cả đất trời, thiên nhiên, con người cùng những nét riêng biệt về văn hóa của mỗi dân tộc tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc mầu của vùng cao nguyên đá Đồng Văn -tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng sinh thái đang chờ được thức dậy. Hà Giang xác định, xây dựng và phát triển các điểm du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm truyền thống được coi là một trong những chiến lược nhằm thu hút khách du lịch. Mấy năm qua, người dân nhiều địa phương cũng đã thu lợi từ các công việc như cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, phục vụ du khách ăn uống với các món ăn truyền thống, ẩm thực đặc sản của địa phương (gà đồi, lợn đen, rau núi, rượu ngô…).
Tham gia làm du lịch cộng đồng, tính bình quân mỗi hộ có thu nhập từ 10-20 triệu đồng/năm (số tiền không nhỏ với mỗi hộ vùng cao); có hộ đạt hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, lực lượng người dân tham gia làm du lịch và lợi ích khai thác từ du lịch cộng đồng cũng chưa nhiều, chưa là phổ biến. Để du lịch phát triển trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh (du lịch-dịch vụ, kinh tế cửa khẩu và công nghiệp chế biến), những nhà hoạch định chính sách Hà Giang chủ trương phát triển nhanh mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách.
Trong mấy năm thực hiện chủ trương trên, trên địa bàn tỉnh hiện có tới 46 làng văn hóa du lịch cộng đồng đã và đang được triển khai, trong đó có 29 làng đã chính thức ra mắt hoạt động. Từ năm 2012, với mong muốn bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng du lịch trên địa bàn cũng như tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, Hà Giang đã quyết định xây dựng mô hình Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, sẽ có 12 làng văn hóa du lịch tiêu biểu dự kiến được xây dựng. Mỗi huyện có ít nhất một làng, riêng thành phố Hà Giang có hai làng theo những tiêu chí của tỉnh đề ra. Việc xây dựng hàng loạt các làng văn hóa du lịch cộng đồng và giờ lại thêm mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới đang dần bộc lộ những hạn chế, tính không khả thi với mục tiêu đề ra, nhất là mục tiêu khai thác du lịch và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tế, trong 29 làng văn hóa du lịch cộng đồng đã đang đưa vào khai thác thì tới trên 80% số làng không có khách hoàn toàn. Mấy làng có khách đến thăm thì cũng không nhiều về lượng người cũng như số lượt người đến. Đây cũng là dự báo cho kết quả của 12 làng văn hóa du lịch tiêu biểu trong tương lai! Thực trạng trên phản ánh năng lực làm du lịch của Hà Giang.
Thực tế, với các tỉnh có tiềm năng lớn và bề dày phát triển du lịch trong vùng chưa có tỉnh nào xây dựng nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng như Hà Giang. Vốn đầu tư ít, đầu tư dàn trải thì chắc chắn công trình sẽ không đạt yêu cầu, hiệu quả khai thác kém, gây lãng phí. Mặt khác, phải chăng chủ trương phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng cũng như làng văn hóa du lịch tiêu biểu thể hiện tính duy ý chí, thiếu khoa học và thực tế; lồng ghép quá nhiều mục đích trong một chương trình.
Trao đổi về vấn đề này với những người đang trực tiếp làm công tác phát triển du lịch của tỉnh, chúng tôi cũng đã nhận được những chia sẻ chân thành và những phân tích mang tính khoa học về thực trạng, giải pháp của vấn đề.
Trước hết, làng văn hóa du lịch muốn thu hút được du khách thì nó phải có sức hấp dẫn tự thân của nó, gồm: vị trí địa lý (gần các trung tâm du llịch, điểm du lịch tiêu biểu, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch. Vị trí địa lý của làng văn hóa du lịch rất quan trọng, nếu nó không nằm trong thị trường du lịch, trên tuyến du lịch thì rất khó thu hút khách. Không khách du lịch nào đi hàng trăm kilômét để đến chỉ thăm một vài sản phẩm văn hóa truyền thống của một dân tộc, một làng bản.
Bên cạnh đó, việc có quá nhiều làng văn hóa du lịch trên cùng một trục tuyến điểm du lịch cũng gây sự nhàm chán, vô hình dung tự mình làm mất đi cái gọi là đặc trưng văn hóa; du khách cảm thấy chỗ nào cũng giống nhau vì làng nào cũng chỉ bày giới thiệu sản phẩm văn hóa của một vài tộc người.
Thứ hai là, việc chọn lựa xây các làng văn hóa du lịch cộng đồng hay văn hóa du lịch tiêu biểu không đảm bảo được yếu tố cảnh quan, môi trường, sắc thái riêng của mỗi tộc người sẽ trở thành phản tác dụng. Thực tế, nếu các nhà quản lý có biết nhưng cũng khó làm được. Làm sao để có rừng, có núi đá, có những con đường đi trong mây, có không gian vật chất như đường làng, ruộng bậc thang, nương rẫy… như cuộc sống thực vốn có của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra, sự bêtông hóa ồ ạt từ đường đi lối lại đến chỗ ăn ngủ tại các làng được quy hoạch và tân trang cũng làm mất đi bản sắc riêng của văn hóa bản làng đồng bào dân tộc vốn luôn gần gũi với thiên nhiên.
Thứ ba là, các làng văn hóa du lịch không đảm bảo được tính nguyên bản của các giá trị văn hóa. Khách du lịch, nhất là khách nước ngoài khi đến du lịch ở một nơi nào đó là để hưởng thụ giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt so với nơi họ đang sinh sống. Họ muốn được trực tiếp nhìn thấy cuộc sống thật hàng ngày của người dân, chiêm ngưỡng nét văn hóa trong sinh hoạt, lao động sản xuất của con người, cảnh vật nơi họ đến.
Không ai đi du lịch lên Hà Giang với mục đích du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái lại chỉ để xem các mô hình dựng lại hay đóng giả ở các làng văn hóa cộng đồng hay văn hóa du lịch tiêu biểu…. Nếu vậy khách du lịch thà đến Bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội hay ở ngay đất nước họ chắc dễ xem hơn./.
Có thể coi đây là một sự gia tăng đột biến với ngành du lịch Hà Giang. Doanh thu từ du lịch đạt đến con số trên 280 tỷ đồng, gần gấp 3 lần so với thời kỳ 2009-2010. Các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái được ưu tiên phát triển thời gian qua đang có đóng góp nhất định trong việc thu hút du khách đến với Hà Giang, cũng như góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu từ ngành du lịch, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình vùng cao đá còn nhiều vất vả, khó khăn.
Hà Giang, nơi còn lưu giữ được những hoang sơ vốn có của thiên nhiên, nơi tập trung nền văn hóa đa sắc tộc của gần nửa cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lên vùng cao phía Bắc, hiện trước mắt du khách là những con đường ngoằn nghèo ẩn hiện trong mây và sương mù, là cả một rừng đá xám của vùng cao nguyên đá. Đỉnh Mã Pì Lèng hùng vĩ trên con đường Hạnh Phúc vắt vẻo ở lưng chừng núi, nhìn xuống dòng sông Nho Quế chỉ còn là một dải lụa màu hun hút dưới chân núi xa xăm.
Đi về phía Tây Hà Giang, nơi được gọi là vùng cao núi đất, du khách bắt gặp những bản làng của người Tày, Nùng, Dao… với những nếp nhà sàn, nhà lá đơn sơ, những chân ruộng bậc thang đẹp như trong mơ và tấm lòng rộng mở của người dân các dân tộc thiểu số bản địa.
Hà Giang có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Mông chiếm tới trên 32%, người Tày trên 23%, người Dao trên 15%, người Kinh gần 13%, người Nùng gần 10%... Mỗi dân tộc mang một đặc trưng văn hóa riêng thể hiện trong phong tục, tập quán, lối sống, trang phục, phương thức sản xuất… Người ta dễ nhận ra ngôi nhà sàn của người Tày; đồng thời cũng không khó để biết đó là những ngôi nhà, bản làng người Mông với kiến trúc đặc trưng là những nếp nhà thấp, trình tường (tường đất), khuôn viên được bao bọc bằng bức tường đá xếp…, nằm cheo leo trên những sườn núi cao quanh năm đầy sương mù.
Tất cả đất trời, thiên nhiên, con người cùng những nét riêng biệt về văn hóa của mỗi dân tộc tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc mầu của vùng cao nguyên đá Đồng Văn -tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng sinh thái đang chờ được thức dậy. Hà Giang xác định, xây dựng và phát triển các điểm du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm truyền thống được coi là một trong những chiến lược nhằm thu hút khách du lịch. Mấy năm qua, người dân nhiều địa phương cũng đã thu lợi từ các công việc như cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng, phục vụ du khách ăn uống với các món ăn truyền thống, ẩm thực đặc sản của địa phương (gà đồi, lợn đen, rau núi, rượu ngô…).
Tham gia làm du lịch cộng đồng, tính bình quân mỗi hộ có thu nhập từ 10-20 triệu đồng/năm (số tiền không nhỏ với mỗi hộ vùng cao); có hộ đạt hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, lực lượng người dân tham gia làm du lịch và lợi ích khai thác từ du lịch cộng đồng cũng chưa nhiều, chưa là phổ biến. Để du lịch phát triển trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh (du lịch-dịch vụ, kinh tế cửa khẩu và công nghiệp chế biến), những nhà hoạch định chính sách Hà Giang chủ trương phát triển nhanh mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách.
Trong mấy năm thực hiện chủ trương trên, trên địa bàn tỉnh hiện có tới 46 làng văn hóa du lịch cộng đồng đã và đang được triển khai, trong đó có 29 làng đã chính thức ra mắt hoạt động. Từ năm 2012, với mong muốn bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng du lịch trên địa bàn cũng như tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, Hà Giang đã quyết định xây dựng mô hình Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, sẽ có 12 làng văn hóa du lịch tiêu biểu dự kiến được xây dựng. Mỗi huyện có ít nhất một làng, riêng thành phố Hà Giang có hai làng theo những tiêu chí của tỉnh đề ra. Việc xây dựng hàng loạt các làng văn hóa du lịch cộng đồng và giờ lại thêm mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới đang dần bộc lộ những hạn chế, tính không khả thi với mục tiêu đề ra, nhất là mục tiêu khai thác du lịch và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tế, trong 29 làng văn hóa du lịch cộng đồng đã đang đưa vào khai thác thì tới trên 80% số làng không có khách hoàn toàn. Mấy làng có khách đến thăm thì cũng không nhiều về lượng người cũng như số lượt người đến. Đây cũng là dự báo cho kết quả của 12 làng văn hóa du lịch tiêu biểu trong tương lai! Thực trạng trên phản ánh năng lực làm du lịch của Hà Giang.
Thực tế, với các tỉnh có tiềm năng lớn và bề dày phát triển du lịch trong vùng chưa có tỉnh nào xây dựng nhiều làng văn hóa du lịch cộng đồng như Hà Giang. Vốn đầu tư ít, đầu tư dàn trải thì chắc chắn công trình sẽ không đạt yêu cầu, hiệu quả khai thác kém, gây lãng phí. Mặt khác, phải chăng chủ trương phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng cũng như làng văn hóa du lịch tiêu biểu thể hiện tính duy ý chí, thiếu khoa học và thực tế; lồng ghép quá nhiều mục đích trong một chương trình.
Trao đổi về vấn đề này với những người đang trực tiếp làm công tác phát triển du lịch của tỉnh, chúng tôi cũng đã nhận được những chia sẻ chân thành và những phân tích mang tính khoa học về thực trạng, giải pháp của vấn đề.
Trước hết, làng văn hóa du lịch muốn thu hút được du khách thì nó phải có sức hấp dẫn tự thân của nó, gồm: vị trí địa lý (gần các trung tâm du llịch, điểm du lịch tiêu biểu, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch. Vị trí địa lý của làng văn hóa du lịch rất quan trọng, nếu nó không nằm trong thị trường du lịch, trên tuyến du lịch thì rất khó thu hút khách. Không khách du lịch nào đi hàng trăm kilômét để đến chỉ thăm một vài sản phẩm văn hóa truyền thống của một dân tộc, một làng bản.
Bên cạnh đó, việc có quá nhiều làng văn hóa du lịch trên cùng một trục tuyến điểm du lịch cũng gây sự nhàm chán, vô hình dung tự mình làm mất đi cái gọi là đặc trưng văn hóa; du khách cảm thấy chỗ nào cũng giống nhau vì làng nào cũng chỉ bày giới thiệu sản phẩm văn hóa của một vài tộc người.
Thứ hai là, việc chọn lựa xây các làng văn hóa du lịch cộng đồng hay văn hóa du lịch tiêu biểu không đảm bảo được yếu tố cảnh quan, môi trường, sắc thái riêng của mỗi tộc người sẽ trở thành phản tác dụng. Thực tế, nếu các nhà quản lý có biết nhưng cũng khó làm được. Làm sao để có rừng, có núi đá, có những con đường đi trong mây, có không gian vật chất như đường làng, ruộng bậc thang, nương rẫy… như cuộc sống thực vốn có của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra, sự bêtông hóa ồ ạt từ đường đi lối lại đến chỗ ăn ngủ tại các làng được quy hoạch và tân trang cũng làm mất đi bản sắc riêng của văn hóa bản làng đồng bào dân tộc vốn luôn gần gũi với thiên nhiên.
Thứ ba là, các làng văn hóa du lịch không đảm bảo được tính nguyên bản của các giá trị văn hóa. Khách du lịch, nhất là khách nước ngoài khi đến du lịch ở một nơi nào đó là để hưởng thụ giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt so với nơi họ đang sinh sống. Họ muốn được trực tiếp nhìn thấy cuộc sống thật hàng ngày của người dân, chiêm ngưỡng nét văn hóa trong sinh hoạt, lao động sản xuất của con người, cảnh vật nơi họ đến.
Không ai đi du lịch lên Hà Giang với mục đích du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái lại chỉ để xem các mô hình dựng lại hay đóng giả ở các làng văn hóa cộng đồng hay văn hóa du lịch tiêu biểu…. Nếu vậy khách du lịch thà đến Bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội hay ở ngay đất nước họ chắc dễ xem hơn./.
Công Hải (TTXVN)