Gạo là lương thực chính của người dân các nước đang phát triển trên toàn cầu, nhất là các nước nghèo, do đó biến động trên thị trường gạo thế giới luôn là mối quan tâm chung của nhiều nước. Trong khi các nước sản xuất lúa gạo chính phần lớn tập trung ở châu Á, việc ổn định giá gạo thế giới phụ thuộc rất nhiều vào sự điều phối trong chính sách sản xuất, thu mua cũng như xuất khẩu của các nước này.
Giá cả phụ thuộc vào cung ứng
Số liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) cho thấy từ giữa năm ngoái đến nay, giá gạo trên thị trường thế giới chỉ tăng 17%, trong khi giá các loại ngũ cốc khác tăng tới 50-150%. Sở dĩ giá gạo không tăng mạnh chủ yếu là nhờ lượng cung ứng có phần gia tăng. Thái Lan, Việt Nam và Mỹ trong năm 2010 lần lượt xuất khẩu hơn 9 triệu tấn, 6,7 triệu tấn và 5,5 triệu tấn gạo, xếp ba ngôi đầu thế giới. Theo dự đoán, nếu diễn biến thời tiết không quá bất lợi, sản lượng gạo năm nay của các nước Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh đều sẽ tăng.
Tuy nhiên, IRRI cho rằng giá các hàng hóa khác tăng mạnh có thể hối thúc các nước như Indonesia, Bangladesh và Myanmar gia tăng lượng dự trữ hoặc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu. Năm 2008, các động thái tương tự của các nhà xuất khẩu gạo lớn đã đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó, IRRI nhận định hoạt động mua vào với khối lượng lớn do lo ngại về nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng như đã từng diễn ra cách đây 3 năm có thể khiến giá lúa gạo tăng mạnh. Từ tháng 12/2007 đến tháng 4/2008, giá gạo đã tăng gần gấp 3 lần, từ 362 USD/tấn lên gần 1.000 USD/tấn, do lượng dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm.
Các thương gia và nhà xuất khẩu cho rằng giá gạo trên thế giới có thể tăng trong những tháng tới, khi nhu cầu gạo của Trung Quốc tăng do hạn hán. Các nhà phân tích cảnh báo hạn hán có thể gây lạm phát giá lương thực trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Chookiat Ophaswongse, cho rằng giá gạo thế giới có thể tăng do nhu cầu tăng, song chắc chắn sẽ không tăng mạnh như giá gạo của Thái Lan trong trường hợp chính phủ can thiệp.
Đảng Puea Thai (Vì người Thái) của Thái Lan cam kết nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 3/7 tới sẽ mua gạo trực tiếp từ nông dân với giá 15.000 baht (496 USD)/tấn, cao hơn khoảng 80% mức giá trên thị trường hiện nay (8.000 baht/tấn). Sự can thiệp này sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên 870 USD/tấn, cao hơn 74% so với mức 500 USD/tấn hiện nay.
Với mức giá cao như vậy, gạo Thái Lan sẽ không thể cạnh tranh được với gạo của các nước xuất khẩu khác. Điều này có thể khiến xuất khẩu gạo của nước này giảm xuống còn 5 triệu tấn vào năm tới, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể soán ngôi dẫn đầu thế giới. Việt Nam hiện xuất khẩu gạo 6 triệu tấn/năm và đang cố gắng cạnh tranh thị phần với Thái Lan nhờ giá gạo rẻ hơn. Gạo trắng 5% tấm của Việt Nam hiện được giao dịch ở mức 465 USD/tấn.
Giá gạo trung bình tại thị trường trong nước của Thái Lan đã tăng lên 8.200-8.300 baht (274-277 USD)/tấn, trong khi giá gạo trên thị trường thế giới vào khoảng 600 USD/tấn. Giá gạo tại thị trường nước này được nhận định sẽ không giảm, mặc dù sản lượng vụ thu hoạch mới có thể đạt khoảng 4 triệu tấn trong tháng 5 và 1,4 triệu tấn trong tháng 6. Giá gạo của Thái Lan đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.080 USD/tấn hồi tháng 4/2008.
Cuộc đua giành thị trường
Campuchia đã chào bán gạo với giá thấp hơn so với Thái Lan và Việt Nam để giành hợp đồng cung cấp gạo cho Philippines, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, với khối lượng nhập khẩu năm ngoái lên tới 2,25 triệu tấn. Trong khi đó, việc Cục Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) công bố kế hoạch cắt giảm lượng gạo nhập khẩu trong năm nay xuống chỉ còn 860.000 tấn và sẽ không nhập khẩu quá 500.000 tấn trong năm tới cũng đang góp phần làm giảm cơ hội của hai nhà cung cấp chính là Việt Nam và Thái Lan.
Theo Bộ Thương mại Campuchia, xuất khẩu gạo đã qua chế biến của nước này trong 4 tháng đầu năm nay tới các thị trường châu Âu tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 42.669 tấn, với kim ngạch tăng 101%, đạt 24,5 triệu USD, nhờ việc các nước châu Âu miễn thuế nhập khẩu đối với gạo của Campuchia. Trong 8,25 triêu tấn thóc đã sản xuất được, Campuchia có thể dành ra 3,9 triệu tấn, tương đương với 2,5 triệu tấn gạo đã qua chế biến, cho xuất khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, nước này có thể chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ trong số này, do thiếu công nghệ cao cho việc chế biến.
Hiện nay, mỗi năm, Campuchia cung cấp tới 1,5 triệu tấn lúa cho Việt Nam để xay xát và xuất khẩu ở dạng thành phẩm sang các thị trường, trong đó có Philippines. Nước này cần khoảng 350 triệu USD để đầu tư cho các công nghệ chế biến cũng như để thu mua lúa của nông dân, từ đó thực hiện mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015. Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, Korbsook Iamsuri, nhận định gạo Campuchia chưa phải là mối đe dọa cho thị trường xuất khẩu của cả Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7-7,4 triệu tấn gạo trong năm nay, sau khi đã xuất khẩu 6,8 triệu tấn trong năm ngoái. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong quý I/2011, Việt Nam đã xuất được 1,849 triệu tấn gạo, trị giá 884 triệu USD, tăng 42,2% về số lượng và 45,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2010. Cùng với 2 triệu tấn gạo ước tính sẽ xuất trong trong quý 2/2011, tính chung đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam sẽ xuất khoảng 3,85 triệu tấn gạo.
Việt Nam đã chủ động tiếp cận và mở rộng tiêu thụ tại thị trường Indonesia, Bangladesh, với khối lượng lớn. Giữa tháng 4 vừa qua,Việt Nam và Bangladesh đã ký Bản ghi nhớ về thương mại gạo, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này tăng đột biến, đạt gần 120 triệu USD, với khối lượng hơn 350 nghìn tấn gạo các loại. Sắp tới, Việt Nam sẽ mở rộng sản xuất gạo đồ, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu lớn của thị trường Bangladesh. Hiện tại, nhu cầu của nước này về gạo đồ và gạo trắng là ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm tới.
Còn theo Bộ Tài chính Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này trong năm nay có thể vượt so với mức dự báo 9,5 triệu tấn, nhờ nhu cầu trên thị trường thế giới gia tăng, tạo động lực để xuất khẩu gạo của Thái Lan vượt 1 triệu tấn mỗi tháng. Lượng xuất khẩu trong quý I/2011 đã đạt 3,05 triệu tấn./.
Giá cả phụ thuộc vào cung ứng
Số liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) cho thấy từ giữa năm ngoái đến nay, giá gạo trên thị trường thế giới chỉ tăng 17%, trong khi giá các loại ngũ cốc khác tăng tới 50-150%. Sở dĩ giá gạo không tăng mạnh chủ yếu là nhờ lượng cung ứng có phần gia tăng. Thái Lan, Việt Nam và Mỹ trong năm 2010 lần lượt xuất khẩu hơn 9 triệu tấn, 6,7 triệu tấn và 5,5 triệu tấn gạo, xếp ba ngôi đầu thế giới. Theo dự đoán, nếu diễn biến thời tiết không quá bất lợi, sản lượng gạo năm nay của các nước Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh đều sẽ tăng.
Tuy nhiên, IRRI cho rằng giá các hàng hóa khác tăng mạnh có thể hối thúc các nước như Indonesia, Bangladesh và Myanmar gia tăng lượng dự trữ hoặc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu. Năm 2008, các động thái tương tự của các nhà xuất khẩu gạo lớn đã đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó, IRRI nhận định hoạt động mua vào với khối lượng lớn do lo ngại về nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng như đã từng diễn ra cách đây 3 năm có thể khiến giá lúa gạo tăng mạnh. Từ tháng 12/2007 đến tháng 4/2008, giá gạo đã tăng gần gấp 3 lần, từ 362 USD/tấn lên gần 1.000 USD/tấn, do lượng dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm.
Các thương gia và nhà xuất khẩu cho rằng giá gạo trên thế giới có thể tăng trong những tháng tới, khi nhu cầu gạo của Trung Quốc tăng do hạn hán. Các nhà phân tích cảnh báo hạn hán có thể gây lạm phát giá lương thực trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Chookiat Ophaswongse, cho rằng giá gạo thế giới có thể tăng do nhu cầu tăng, song chắc chắn sẽ không tăng mạnh như giá gạo của Thái Lan trong trường hợp chính phủ can thiệp.
Đảng Puea Thai (Vì người Thái) của Thái Lan cam kết nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 3/7 tới sẽ mua gạo trực tiếp từ nông dân với giá 15.000 baht (496 USD)/tấn, cao hơn khoảng 80% mức giá trên thị trường hiện nay (8.000 baht/tấn). Sự can thiệp này sẽ đẩy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan lên 870 USD/tấn, cao hơn 74% so với mức 500 USD/tấn hiện nay.
Với mức giá cao như vậy, gạo Thái Lan sẽ không thể cạnh tranh được với gạo của các nước xuất khẩu khác. Điều này có thể khiến xuất khẩu gạo của nước này giảm xuống còn 5 triệu tấn vào năm tới, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể soán ngôi dẫn đầu thế giới. Việt Nam hiện xuất khẩu gạo 6 triệu tấn/năm và đang cố gắng cạnh tranh thị phần với Thái Lan nhờ giá gạo rẻ hơn. Gạo trắng 5% tấm của Việt Nam hiện được giao dịch ở mức 465 USD/tấn.
Giá gạo trung bình tại thị trường trong nước của Thái Lan đã tăng lên 8.200-8.300 baht (274-277 USD)/tấn, trong khi giá gạo trên thị trường thế giới vào khoảng 600 USD/tấn. Giá gạo tại thị trường nước này được nhận định sẽ không giảm, mặc dù sản lượng vụ thu hoạch mới có thể đạt khoảng 4 triệu tấn trong tháng 5 và 1,4 triệu tấn trong tháng 6. Giá gạo của Thái Lan đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.080 USD/tấn hồi tháng 4/2008.
Cuộc đua giành thị trường
Campuchia đã chào bán gạo với giá thấp hơn so với Thái Lan và Việt Nam để giành hợp đồng cung cấp gạo cho Philippines, nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, với khối lượng nhập khẩu năm ngoái lên tới 2,25 triệu tấn. Trong khi đó, việc Cục Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) công bố kế hoạch cắt giảm lượng gạo nhập khẩu trong năm nay xuống chỉ còn 860.000 tấn và sẽ không nhập khẩu quá 500.000 tấn trong năm tới cũng đang góp phần làm giảm cơ hội của hai nhà cung cấp chính là Việt Nam và Thái Lan.
Theo Bộ Thương mại Campuchia, xuất khẩu gạo đã qua chế biến của nước này trong 4 tháng đầu năm nay tới các thị trường châu Âu tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 42.669 tấn, với kim ngạch tăng 101%, đạt 24,5 triệu USD, nhờ việc các nước châu Âu miễn thuế nhập khẩu đối với gạo của Campuchia. Trong 8,25 triêu tấn thóc đã sản xuất được, Campuchia có thể dành ra 3,9 triệu tấn, tương đương với 2,5 triệu tấn gạo đã qua chế biến, cho xuất khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, nước này có thể chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ trong số này, do thiếu công nghệ cao cho việc chế biến.
Hiện nay, mỗi năm, Campuchia cung cấp tới 1,5 triệu tấn lúa cho Việt Nam để xay xát và xuất khẩu ở dạng thành phẩm sang các thị trường, trong đó có Philippines. Nước này cần khoảng 350 triệu USD để đầu tư cho các công nghệ chế biến cũng như để thu mua lúa của nông dân, từ đó thực hiện mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015. Do đó, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, Korbsook Iamsuri, nhận định gạo Campuchia chưa phải là mối đe dọa cho thị trường xuất khẩu của cả Thái Lan và Việt Nam.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7-7,4 triệu tấn gạo trong năm nay, sau khi đã xuất khẩu 6,8 triệu tấn trong năm ngoái. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong quý I/2011, Việt Nam đã xuất được 1,849 triệu tấn gạo, trị giá 884 triệu USD, tăng 42,2% về số lượng và 45,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2010. Cùng với 2 triệu tấn gạo ước tính sẽ xuất trong trong quý 2/2011, tính chung đến cuối tháng 6/2011, Việt Nam sẽ xuất khoảng 3,85 triệu tấn gạo.
Việt Nam đã chủ động tiếp cận và mở rộng tiêu thụ tại thị trường Indonesia, Bangladesh, với khối lượng lớn. Giữa tháng 4 vừa qua,Việt Nam và Bangladesh đã ký Bản ghi nhớ về thương mại gạo, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này tăng đột biến, đạt gần 120 triệu USD, với khối lượng hơn 350 nghìn tấn gạo các loại. Sắp tới, Việt Nam sẽ mở rộng sản xuất gạo đồ, đảm bảo cung cấp cho nhu cầu lớn của thị trường Bangladesh. Hiện tại, nhu cầu của nước này về gạo đồ và gạo trắng là ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm tới.
Còn theo Bộ Tài chính Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này trong năm nay có thể vượt so với mức dự báo 9,5 triệu tấn, nhờ nhu cầu trên thị trường thế giới gia tăng, tạo động lực để xuất khẩu gạo của Thái Lan vượt 1 triệu tấn mỗi tháng. Lượng xuất khẩu trong quý I/2011 đã đạt 3,05 triệu tấn./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)