Nỗ lực giải quyết khủng hoảng nợ của Hy Lạp đang gặp phải trở ngại lớn sau khi Đức ngày 25/4 tuyên bố chưa sẵn sàng đóng góp cho gói cứu trợ trị giá 45 tỷ euro (60 tỷ USD) phối hợp giữa Liên minh châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho Hy Lạp.
Phía Đức bất chấp việc EU và IMF đã thông qua và Athens đã chính thức đề nghị "kích hoạt" gói cứu trợ này.
Phát biểu trên kênh truyền hình ZDF của Đức, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle nêu rõ điều mà các nước thành viên EU nhất trí không phải là Hy Lạp sẽ nhận được cứu trợ từ EU ngay lập tức, mà tiền cứu trợ chỉ được giải ngân khi không còn sự lựa chọn nào khác để ổn định đồng tiền chung euro.
Sau khi nhấn mạnh người nộp thuế EU không phải chịu trách nhiệm về những sai sót trong công tác quản lý của bất kỳ chính phủ nước thành viên EU nào, ông Westerwelle tuyên bố Đức không sẵn sàng viết "séc khống" cho Hy Lạp.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cùng ngày cũng nói trên báo chí Đức rằng Berlin có thể phong tỏa gói cứu trợ của EU/IMF cho Hy Lạp vì kế hoạch này có thể tác động tích cực, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực, đến thị trường tài chính.
Ông nhấn mạnh quyết định "kích hoạt" gói cứu trợ EU/IMF phụ thuộc vào việc Athens có quyết tâm theo đuổi đến cùng các kế hoạch cải cách kinh tế đã công bố hay không.
Trước đó, ngày 23/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tuyên bố gói cứu trợ dành cho Hy Lạp sẽ không được "kích hoạt tự động" mà phụ thuộc vào độ tin cậy của kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của Athens và bằng chứng về sự bất ổn định kinh tế trong khu vực đồng euro, trong đó sự ổn định của khu vực đồng euro là ưu tiên hàng đầu.
Trong khi đó, Ủy viên châu Âu (EC) cho biết gói cứu trợ EU/IMF chỉ được "kích hoạt" khi tất cả các nước thành viên EU nhất trí với quyết định này. Ông thừa nhận bất kỳ nước thành viên EU nào cũng có quyền phong tỏa gói cứu trợ này nếu họ cho rằng biện pháp cứu trợ là chưa cần thiết và sự ổn định của khu vực đồng euro chưa bị đe dọa.
Người phát ngôn Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của EU cho biết trong vài ngày tới, EC sẽ công bố đánh giá của cơ quan này về kế hoạch cải tổ kinh tế của Hy Lạp.
Trước mắt, EC và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải kết luận liệu đề nghị của Hy Lạp về kích hoạt gói cứu trợ có chính đáng hay không và liệu Hy Lạp có còn giải pháp nào khác thay cho sự trợ giúp từ EU và IMF hay không.
Trước những tuyên bố cứng rắn của giới chức Đức, Giám đốc Quản lý IMF Dominique Strauss-Kahn kêu gọi IMF, các nước EU và những nước liên quan gói cứu trợ dành cho Hy Lạp công nhận sự cấp thiết phải "kích hoạt" gói cứu trợ này, đồng thời bày tỏ hy vọng quyết định "vận hành" cơ chế EU/IMF đối với Hy Lạp sẽ được đưa ra đúng lúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của Athens.
Ngày 23/4, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã chính thức đề nghị "kích hoạt" gói cứu trợ EU/IMF với lý do phí tổn vay mượn quá cao ở Hy Lạp có nguy cơ phá hỏng không chỉ các nỗ lực cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách, mà cả hoạt động kinh tế của nước này.
Là nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, Đức được đề nghị đóng góp 8,4 tỷ euro trong phần đóng góp 30 tỷ euro của khu vực này (15 tỷ euro còn lại thuộc trách nhiệm giải ngân của IMF).
Giới quan sát nhận định nhiều khả năng Berlin cuối cùng sẽ nhất trí đóng góp vì sự từ chối của Đức không chỉ gây sức ép cho thị trường tài chính Hy Lạp, mà có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong khu vực đồng euro./.
Phía Đức bất chấp việc EU và IMF đã thông qua và Athens đã chính thức đề nghị "kích hoạt" gói cứu trợ này.
Phát biểu trên kênh truyền hình ZDF của Đức, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle nêu rõ điều mà các nước thành viên EU nhất trí không phải là Hy Lạp sẽ nhận được cứu trợ từ EU ngay lập tức, mà tiền cứu trợ chỉ được giải ngân khi không còn sự lựa chọn nào khác để ổn định đồng tiền chung euro.
Sau khi nhấn mạnh người nộp thuế EU không phải chịu trách nhiệm về những sai sót trong công tác quản lý của bất kỳ chính phủ nước thành viên EU nào, ông Westerwelle tuyên bố Đức không sẵn sàng viết "séc khống" cho Hy Lạp.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cùng ngày cũng nói trên báo chí Đức rằng Berlin có thể phong tỏa gói cứu trợ của EU/IMF cho Hy Lạp vì kế hoạch này có thể tác động tích cực, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực, đến thị trường tài chính.
Ông nhấn mạnh quyết định "kích hoạt" gói cứu trợ EU/IMF phụ thuộc vào việc Athens có quyết tâm theo đuổi đến cùng các kế hoạch cải cách kinh tế đã công bố hay không.
Trước đó, ngày 23/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tuyên bố gói cứu trợ dành cho Hy Lạp sẽ không được "kích hoạt tự động" mà phụ thuộc vào độ tin cậy của kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của Athens và bằng chứng về sự bất ổn định kinh tế trong khu vực đồng euro, trong đó sự ổn định của khu vực đồng euro là ưu tiên hàng đầu.
Trong khi đó, Ủy viên châu Âu (EC) cho biết gói cứu trợ EU/IMF chỉ được "kích hoạt" khi tất cả các nước thành viên EU nhất trí với quyết định này. Ông thừa nhận bất kỳ nước thành viên EU nào cũng có quyền phong tỏa gói cứu trợ này nếu họ cho rằng biện pháp cứu trợ là chưa cần thiết và sự ổn định của khu vực đồng euro chưa bị đe dọa.
Người phát ngôn Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ của EU cho biết trong vài ngày tới, EC sẽ công bố đánh giá của cơ quan này về kế hoạch cải tổ kinh tế của Hy Lạp.
Trước mắt, EC và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phải kết luận liệu đề nghị của Hy Lạp về kích hoạt gói cứu trợ có chính đáng hay không và liệu Hy Lạp có còn giải pháp nào khác thay cho sự trợ giúp từ EU và IMF hay không.
Trước những tuyên bố cứng rắn của giới chức Đức, Giám đốc Quản lý IMF Dominique Strauss-Kahn kêu gọi IMF, các nước EU và những nước liên quan gói cứu trợ dành cho Hy Lạp công nhận sự cấp thiết phải "kích hoạt" gói cứu trợ này, đồng thời bày tỏ hy vọng quyết định "vận hành" cơ chế EU/IMF đối với Hy Lạp sẽ được đưa ra đúng lúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của Athens.
Ngày 23/4, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã chính thức đề nghị "kích hoạt" gói cứu trợ EU/IMF với lý do phí tổn vay mượn quá cao ở Hy Lạp có nguy cơ phá hỏng không chỉ các nỗ lực cắt giảm nợ và thâm hụt ngân sách, mà cả hoạt động kinh tế của nước này.
Là nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro, Đức được đề nghị đóng góp 8,4 tỷ euro trong phần đóng góp 30 tỷ euro của khu vực này (15 tỷ euro còn lại thuộc trách nhiệm giải ngân của IMF).
Giới quan sát nhận định nhiều khả năng Berlin cuối cùng sẽ nhất trí đóng góp vì sự từ chối của Đức không chỉ gây sức ép cho thị trường tài chính Hy Lạp, mà có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng thực sự trong khu vực đồng euro./.
(TTXVN/Vietnam+)