Quốc hội Đức ngày 27/6 đã thông qua dự luật gia hạn thêm một năm, đến năm 2014, sự tham gia của binh sĩ nước này trong Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL).
Hiện Đức có 200 binh sĩ tham gia sứ mệnh của UNIFIL và con số này có thể tăng lên tối đa là 300 quân nhân. Ngoài ra, các tàu chiến của Đức cũng được huy động vào sứ mệnh quân sự này tại Địa Trung Hải từ năm 2006 với nhiệm vụ ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí bằng đường biển cho nhóm vũ trang Hezbolah ở Lebanon.
Bên cạnh đó, Quốc hội Đức cũng thông qua dự luật cho phép 150 binh sĩ nước này tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali. Hiện tại nước này và nước láng giềng Senegal có vài chục binh sĩ Đức tham gia huấn luyện binh lính của quân đội thường trực Mali và bảo dưỡng các máy bay vận tải quân sự đang hoạt động tại đây.
Hồi tháng 4 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua quyết định triển khai tại Mali lực lượng bình ổn quốc tế, được gọi là Phái bộ Liên hợp quốc bình ổn Mali (MINUSMA), bao gồm 11.200 binh lính và 1.440 cảnh sát. MINUSMA sẽ bắt đầu thực hiện sứ mệnh từ ngày 1/7 tới, nhằm huấn luyện lực lượng an ninh nước sở tại và nhanh chóng ổn định tình hình tại các thị trấn chủ chốt ở miền Bắc quốc gia Tây Phi này, đồng thời đẩy mạnh dân chủ và hỗ trợ chính phủ mở rộng quyền kiểm soát tại các địa phương.
Ngoài ra, MINUSMA còn đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực chính trị nhằm tái thiết Mali. Dự kiến, trong giai đoạn đầu, sứ mệnh của MINUSMA sẽ kéo dài 12 tháng./.
Hiện Đức có 200 binh sĩ tham gia sứ mệnh của UNIFIL và con số này có thể tăng lên tối đa là 300 quân nhân. Ngoài ra, các tàu chiến của Đức cũng được huy động vào sứ mệnh quân sự này tại Địa Trung Hải từ năm 2006 với nhiệm vụ ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí bằng đường biển cho nhóm vũ trang Hezbolah ở Lebanon.
Bên cạnh đó, Quốc hội Đức cũng thông qua dự luật cho phép 150 binh sĩ nước này tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali. Hiện tại nước này và nước láng giềng Senegal có vài chục binh sĩ Đức tham gia huấn luyện binh lính của quân đội thường trực Mali và bảo dưỡng các máy bay vận tải quân sự đang hoạt động tại đây.
Hồi tháng 4 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua quyết định triển khai tại Mali lực lượng bình ổn quốc tế, được gọi là Phái bộ Liên hợp quốc bình ổn Mali (MINUSMA), bao gồm 11.200 binh lính và 1.440 cảnh sát. MINUSMA sẽ bắt đầu thực hiện sứ mệnh từ ngày 1/7 tới, nhằm huấn luyện lực lượng an ninh nước sở tại và nhanh chóng ổn định tình hình tại các thị trấn chủ chốt ở miền Bắc quốc gia Tây Phi này, đồng thời đẩy mạnh dân chủ và hỗ trợ chính phủ mở rộng quyền kiểm soát tại các địa phương.
Ngoài ra, MINUSMA còn đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực chính trị nhằm tái thiết Mali. Dự kiến, trong giai đoạn đầu, sứ mệnh của MINUSMA sẽ kéo dài 12 tháng./.
(TTXVN)