Ông Bùi Đăng Hưng - Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận, cho biết tỉnh Bình Thuận đã có công văn đồng ý cho Hiệp hội sử dụng tên “Bình Thuận” làm dấu hiệu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh long tại Việt Nam và các nước mà Hiệp hội dự định đăng ký bảo hộ.
Theo ông Hưng, việc làm này nhằm quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bình Thuận”, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long Bình Thuận” ra nước ngoài; bên cạnh đó, cũng nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bình Thuận” trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh quả thanh long tươi trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả thanh long tươi có nguồn gốc xuất xứ tại các vùng trồng thanh long thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Hiệp hội thanh long Bình Thuận phải tuân thủ các điều kiện như chỉ những tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long mới được xem xét cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; chỉ được phép và có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục để chuyển giao, chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 19.500ha, sản lượng bình quân hằng năm hơn 400.000 tấn. Thanh long đã được xuất sang thị trường châu Âu, châu Á, và các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc đã chấp nhận sản phẩm thanh long Bình Thuận. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP./.
Theo ông Hưng, việc làm này nhằm quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bình Thuận”, đồng thời hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long Bình Thuận” ra nước ngoài; bên cạnh đó, cũng nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bình Thuận” trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh quả thanh long tươi trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả thanh long tươi có nguồn gốc xuất xứ tại các vùng trồng thanh long thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Hiệp hội thanh long Bình Thuận phải tuân thủ các điều kiện như chỉ những tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long mới được xem xét cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; chỉ được phép và có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục để chuyển giao, chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 19.500ha, sản lượng bình quân hằng năm hơn 400.000 tấn. Thanh long đã được xuất sang thị trường châu Âu, châu Á, và các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc đã chấp nhận sản phẩm thanh long Bình Thuận. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP./.
Nguyễn Thanh (TTXVN)