Baradar: Từ chỉ huy quân sự tới nhà ngoại giao hàng đầu của Taliban

Đường tới đỉnh cao quyền lực của thủ lĩnh chính trị Taliban

Trước ống kính máy quay, người đứng đầu cơ quan chính trị của Taliban đã có một bài phát biểu ngắn dưới lá cờ trắng của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan.
Trưởng đoàn đàm phán của Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar trong cuộc đàm phán với đại diện Chính phủ Afghanistan ở Doha, Qatar ngày 18/7. (Nguồn: AFP)
Trưởng đoàn đàm phán của Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar trong cuộc đàm phán với đại diện Chính phủ Afghanistan ở Doha, Qatar ngày 18/7. (Nguồn: AFP)

Phong trào Taliban từ trước đến nay luôn được lãnh đạo bởi những nhân vật bí ẩn, chẳng hạn như Mollah Omar - người sáng lập phong trào, hoặc Baibatullah Akhunzada - lãnh tụ tối cao hiện tại của Taliban.

Gương mặt đại diện cho Taliban

Theo France24, khi lực lượng nổi dậy này tiếp quản Afghanistan hôm 15/8, Mullah Abdul Ghani Baradar, người phụ trách các vấn đề chính trị đồng thời là gương mặt công khai của Taliban, đã xuất hiện trên truyền thông xã hội để khẳng định chiến thắng.

Một đoạn video của Mullah Abdul Ghani Baradar đã được đăng tải lên mạng xã hội sau khi các chiến binh Taliban tiến vào thủ đô Kabul trong ngày 15/8.

Trước ống kính máy quay, Baradar đã có một bài phát biểu ngắn dưới lá cờ trắng của Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan - cái tên mà Taliban lựa chọn cho nhà nước tương lai mà tổ chức này muốn lập ra tại Afghanistan.

"Chúng ta đã giành được một chiến thắng ngoài mong đợi. Chúng ta cần thể hiện sự khiêm tốn trước mặt Allah," ông nói với vẻ ngạc nhiên không che giấu trước sự sụp đổ quá nhanh của chính quyền Kabul.

"Giờ là lúc để thử thách và chứng minh. Đây là lúc chúng ta phải cho thấy rằng mình có thể phục vụ cho quốc gia và bảo đảm mang lại an ninh cũng như một cuộc sống dễ chịu," Baradar nói thêm khi kêu gọi các tay súng dưới quyền duy trì kỷ luật sau khi nắm quyền kiểm soát thành phố.

Tuy vậy, những lời nhẹ nhàng này của ông chẳng thể làm nguôi ngoai nỗi sợ hãi của không ít người Afghanistan. Có hàng ngàn người đã lập tức đổ tới sân bay Kabul để trốn chạy cuộc tiếp quản của Taliban.

Baradar, người từ lâu đã là gương mặt ôn hòa của một lực lượng Hồi giáo theo đường lối cứng rắn, rất có thể sẽ trở lại nắm quyền sau 20 năm sống lưu vong.

Sự tập trung của ông vào việc thu hút ủng hộ của người dân Afghanistan đã gợi nhớ lại những tháng ngày trước đây, khi ông còn là một chỉ huy quân sự của lực lượng nổi dậy sau khi quân đội Mỹ lật đổ chế độ Taliban hồi năm 2001.

[Tương lai bất định của Afghanistan khi Taliban trở lại]

Theo một bài báo của tờ New York Times, năm 2009, Baradar đã ra lệnh cho binh lính của Taliban phải mang theo người một cuốn sổ tay nhỏ, hướng dẫn cách giành được sự ủng hộ của người dân.

"Bộ quy tắc ứng xử" này, bao gồm lời khuyên về việc phải tránh gây thương vong cho dân thường và hạn chế sử dụng các cuộc tấn công liều chết nhằm tránh phản ứng dữ dội, đã cho thấy bản năng chính trị rất tốt của Baradar.

Chủ chương của ông, rằng Taliban phải tăng cường sự ủng hộ của người dân sau khi có từng thực hiện chế độ cai trị tàn nhẫn từ năm 1996 đến năm 2001, không hề sai lầm.

Một nhà ngoại giao đáng chú ý

Năm 2010, Baradar bị bắt tại thành phố Karachi, miền nam Pakistan bởi các đặc vụ thuộc Cơ quan Tình báo Liên quân - cơ quan gián điệp đầy sức mạnh của Pakistan.

Ông bị chụp ảnh và diễu phố với xiềng xích trên người, nhằm cho Washington thấy rằng chính quyền Pakistan rất nghiêm trúc với việc truy lùng Taliban.

Baradar được thả vào năm 2018 khi Mỹ tăng cường các nỗ lực để rút quân khỏi Afghanistan.

Vị giáo sỹ này sau đó bay tới Qatar và gia nhập đoàn đàm phán của Taliban. Từ đó, ông đã trở thành một trong những gương mặt nổi tiếng nhất của Taliban, giúp tăng cường ảnh hưởng ngoại giao của lực lượng.

Đường tới đỉnh cao quyền lực của thủ lĩnh chính trị Taliban ảnh 1Người đứng đầu Hội đồng Tối cao về hòa giải quốc gia Afghanistan Abdullah Abdullah và Trưởng đoàn đàm phán Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar tại Doha (Qatar), ngày 18/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chế độ Taliban đầu tiên (1996-2001) tại thời kỳ đỉnh cao cũng chỉ được thừa nhận bởi ba quốc gia là Pakistan, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Rút kinh nghiệm từ điều này, Baradar đã chủ động gặp gỡ một số chức sắc quan trọng của nước ngoài, nhằm đảm bảo chính quyền mới của Taliban có được sự công nhận trên toàn cầu.

Tháng 9/2020, ông đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Mike Pompeo, người đang hy vọng vào một cuộc rút quân "đàng hoàng" của Mỹ.

Tháng trước, ông đã dẫn đầu một phái đoàn tới Trung Quốc để gặp Bộ trưởng bộ Ngoại giao Vương Nghị. Chuyến thăm này mang lại kết quả, khi Bắc Kinh cho biết trong ngày 16/8 rằng họ mong muốn có quan hệ "hữu nghị và hợp tác" với chế độ Taliban mới.

Các chính phủ phương Tây không dùng lời lẽ như vậy. Thay vào đó, họ cảnh cáo Taliban phải tôn trọng nhân quyền. Họ cũng quan tâm tới việc Taliban sẽ không để các nhóm thánh chiến khác sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm căn cứ, như al-Qaeda đã làm trong vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 nhằm vào Mỹ.

Tuy nhiên, quá khứ của Baradar có thể sẽ khiến họ phải suy nghĩ lại. Đằng sau hình ảnh một nhà ngoại giao ôn hòa là một chỉ huy quân sự thiện chiến với niềm tin tôn giáo nghiêm khắc về cách vận hành của thế giới.

 Đã nhiều lần được thử lửa chiến tranh

Abdul Ghani Baradar sinh năm 1968 tại làng Weetmak và lớn lên ở thành phố Kandahar, miền nam Afghanistan, nơi khai sinh phong trào Taliban.

Ông đã tham gia cuộc chiến tranh trong những năm 1979-1989 chống lại quân đội Liên Xô (cũ) khi họ tới Afghanistan. Cuộc chiến này cũng thu hút hàng nghìn chiến binh Hồi giáo trên khắp thế giới và củng cố mối quan hệ cá nhân giữa họ với các tay súng ở Afghanistan.

Cũng chính trong giai đoạn này, Baradar đã gặp Mullah Omar, vị giáo sỹ bị mất một con mắt trong cuộc chiến với Liên Xô và sau này trở thành thủ lĩnh của Taliban.

Cả hai là thành viên sáng lập viên Taliban, phong trào theo chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn ra đời vào đầu những năm 1990 với cái gốc là nhiều trường tôn giáo ở miền nam Afghanistan và các trại tị nạn của người Afghanistan tại Pakistan.

Theo một phóng sự của BBC, hai người đàn ông này thậm chí có thể đã thiết lập quan hệ gia đình sau khi Baradar cưới em gái của Mullah Omar.

Do vậy, Baradar đã là một chiến binh trong suốt cuộc đời của ông, trừ 5 năm Taliban kiểm soát Afghanistan (1996-2001). Ông vốn đã là một nhân vật nổi tiếng của Taliban và từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Afghanistan khi quân đội Mỹ tiến vào quốc gia này và lật đổ chế độ hồi năm 2001.

Vai trò của Baradar trở nên quan trọng hơn sau khi Taliban rút về ẩn náu. Ông được cho là người lên kế hoạch thực hiện một số cuộc tấn công lớn của Taliban ở Afghanistan trước khi bị bắt giữ vào năm 2010.

Việc Taliban thắng như chẻ tre trước quân chính phủ và nhanh chóng giành được chính quyền tại Afghanistan chắc chắn không thiếu đi vai trò chỉ huy của Baradar, một vị thủ lĩnh đã chứng tỏ được năng lực lãnh đạo của mình, sau thời gian dài rèn giũa trong khói lửa chiến tranh ở quê hương ông./.

Nhiều người dân Afghanistan đã đu lên nóc máy bay để ngồi chờ được bay.(Nguồn: AFP)
Nhiều người dân Afghanistan đã đu lên nóc máy bay để ngồi chờ được bay.(Nguồn: AFP)
Binh lính Mỹ chĩa súng về phía người dân Afghanistan cảnh cáo.(Nguồn: AFP)
Binh lính Mỹ chĩa súng về phía người dân Afghanistan cảnh cáo.(Nguồn: AFP)
Người dân chen chúc nhau ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Người dân chen chúc nhau ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Người dân chen chúc nhau ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Người dân chen chúc nhau ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Binh lính Mỹ đứng gác ngăn không cho người dân Afghanistan lên một chuyến bay quân sự chở các nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Mỹ rời khỏi Kabul.(Nguồn: AFP)
Binh lính Mỹ đứng gác ngăn không cho người dân Afghanistan lên một chuyến bay quân sự chở các nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Mỹ rời khỏi Kabul.(Nguồn: AFP)
Bức ảnh chụp bởi vệ tinh Maxar Technologies cho thấy lượng người có mặt ở sân bay quốc tế Kabul ngày 16/8.(Nguồn: AFP)
Bức ảnh chụp bởi vệ tinh Maxar Technologies cho thấy lượng người có mặt ở sân bay quốc tế Kabul ngày 16/8.(Nguồn: AFP)
Người dân Afghanistan trèo lên cửa ra vào máy bay để ngồi chờ được bay.(Nguồn: AFP)
Người dân Afghanistan trèo lên cửa ra vào máy bay để ngồi chờ được bay.(Nguồn: AFP)
Phụ nữ và trẻ em Afghanistan ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Phụ nữ và trẻ em Afghanistan ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Người dân chen chúc nhau ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Người dân chen chúc nhau ngồi ở dưới đường băng, sân bay quốc tế Kabul.(Nguồn: AFP)
Một gia đình ngồi chờ trên băng chuyền hành lý ở sân bay Kabul.(Nguồn: AFP)
Một gia đình ngồi chờ trên băng chuyền hành lý ở sân bay Kabul.(Nguồn: AFP)
Tình nguyện viên cõng một người dân bị thương sau khi cố trèo qua hàng rào kẽm gai để lên máy bay.(Nguồn: AFP)
Tình nguyện viên cõng một người dân bị thương sau khi cố trèo qua hàng rào kẽm gai để lên máy bay.(Nguồn: AFP)
Binh lính Mỹ vào vị trí để làm nhiệm vụ ổn định tình hình tại sân bay Kabul.(Nguồn: AFP)
Binh lính Mỹ vào vị trí để làm nhiệm vụ ổn định tình hình tại sân bay Kabul.(Nguồn: AFP)
Một người đàn ông kéo một cô gái vượt tường để vào bên trong sân bay quốc tế Kabul ở Kabul, Afghanistan ngày 16/8.(Nguồn: AFP)
Một người đàn ông kéo một cô gái vượt tường để vào bên trong sân bay quốc tế Kabul ở Kabul, Afghanistan ngày 16/8.(Nguồn: AFP)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục