Dustin Nguyễn khác hầu hết các “nam nhân” của màn ảnh Việt hiện tại. Không đẹp kiểu công tử, cũng không có khả năng trở thành người đàn ông... mít ướt trên phim truyền hình. Vóc dáng, hình thức giúp anh hoàn toàn tự tin cho những vai thanh niên tràn sinh lực.
Như những diễn viên Hollywood, hoàn toàn thoải mái đóng vai thanh niên khi đã cận kề tuổi trung niên nhưng Dustin Nguyễn lại cho rằng, cái mác “diễn viên Hollywood” làm anh cảm thấy hơi phiền khi làm phim tại Việt Nam.
Với anh, không có vai diễn nhỏ, không có bộ phim nhỏ. Mỗi vai diễn là một cuộc thám hiểm, như cuộc thám hiểm mới nhất của anh: Một diễn viên lớn lên ở Mỹ đóng vai người nông dân Nam Bộ u uất trong “Cánh đồng bất tận"...
Sợ đóng cảnh nóng trong "Cánh đồng bất tận"
Tôi hơi khó khăn khi hình dung anh trong khuôn thước của Út Vũ. Không chỉ bởi ngoại hình. Mà còn bởi, giữa anh và người đàn ông ấy quá khác biệt về tư tưởng, về đời sống. Anh có thấy cuộc dấn thân này là một sự... bạt mạng?
Dustin Nguyễn: Thực sự mà nói, thông điệp của “Cánh đồng bất tận” rất “toàn cầu”, nó rất dễ đồng cảm. Đây là mấu chốt của vấn đề. Khi đọc kịch bản, tôi hình dung ra nhân vật của mình rất rõ ràng. Út Vũ, người đàn ông Nam Bộ, tất nhiên là bị phụ tình, nhưng cũng nghiệt ngã, có chút ác nghiệt nữa.
Nhưng ông ta cũng không phải là một người nông dân bình thường theo cách mà chúng ta hay vẽ ra về người Nam bộ. Út Vũ có sự sâu sắc, thông minh, nét hào hoa ở trong đó. Một nhân vật mâu thuẫn khủng khiếp. Tôi không phải là người bạt mạng.
Tôi luôn cân nhắc rất kỹ trước khi chọn một vai diễn. Thế nên, Út Vũ là một lựa chọn nghiêm túc. Nó cho tôi cơ hội được thay đổi và khám phá chính mình.
Ai cũng biết, truyện của Nguyễn Ngọc Tư thấm sâu, sân khấu cũng dựng kịch rồi mà còn bị chê là... chưa tới, điện ảnh đi sau hẳn nhọc nhằn hơn. Anh có bị áp lực từ bóng cả của trang sách?
Dustin Nguyễn: Thú thực là đến giờ, khi quay xong, tôi vẫn chưa đọc truyện “Cánh đồng bất tận”, sân khấu thì chưa có điều kiện xem. Tôi chủ động từ chối truyện “Cánh đồng bất tận” khi nhận đóng phim này. Tôi không muốn những nhân vật trong sách tạo cho mình những khuôn mẫu khi diễn xuất. Bởi mỗi vai diễn, mình cần phải sáng tạo và vượt ra khỏi chính bản thân mình.
Út Vũ thực sự là nhân vật rất ít thoại, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cứ hay đùa, là cố gắng chỉ cho Dustin nói dưới 20 câu trong phim. Nhưng đó mới là một thử thách. Nó đòi hỏi tôi phải sống đúng với đời sống ấy, trong bối cảnh ấy để thuận theo hành xử của nhân vật ấy. Rời đoàn phim, tôi thực sự vẫn còn ám ảnh rất nhiều.
Anh tự tin với nhân vật của mình. Thử thách của anh cũng vượt qua rồi. Vậy điều gì khó khăn nhất khi đóng phim này?
Dustin Nguyễn: Là tôi hoàn toàn không hình dung được mình sẽ phải làm việc trong một môi trường khắc nghiệt đến thế. Bối cảnh được dựng giữa rừng, trời xanh nước biếc, đẹp lộng lẫy. Nhìn từ góc quay cinê thì khỏi chê.
Nhưng cả đoàn phim ai cũng than trời vì muỗi nhiều quá, trầy vi tróc vảy thực sự. Phim quay rất nhanh, trước tiến độ 10 ngày, tôi nghĩ cũng một phần vì... muỗi quá nhiều.
Nếu theo kịch bản, thì nhân vật của anh và nhân vật của Đỗ Hải Yến sẽ có những cảnh rất... nóng, giữa trời nước ấy. Anh hào hứng hay ngần ngại? Và Yến tiếp nhận anh như thế nào trong cảnh diễn này?
Dustin Nguyễn: Tôi rất ít khi nhận vai diễn có cảnh nóng. Vì tôi có xem nhiều phim và tôi sợ cách người ta đan cài cảnh sexy vào phim. Dường như yếu tố sexy chẳng làm được gì ngoài việc “dụ dỗ” khán giả nổi cơn tò mò để hứng một cú lừa.
Tôi chỉ nhận đóng cảnh sexy nếu nó là nguyên nhân, nó là hậu quả, nó là cách thúc đẩy câu chuyện hay giải quyết vấn đề, nghĩa là nó phải máu thịt với đường dây của truyện phim.
Và kịch bản này đáp ứng được điều đó. Khi đã làm thì phải... làm cho tới thôi. Yến diễn rất tốt cảnh này. Chúng tôi biết, đóng cảnh nóng rất khó khăn. Việc lấy cảm xúc cho vai diễn là điều cần thiết. Chúng tôi đã hết lòng cho một cảnh “hot”. Mà lý do thật... đơn sơ, nếu không làm cho tốt, muỗi sẽ làm cho mọi nơi trên thân thể đều bầm đỏ!
Phim ảnh là nghệ thuật của sự rủi ro
Có thông tin này làm tôi phấn khích. Lần đầu tiên, một phim truyện nhựa ở Việt Nam có được 16 tập phim hậu trường được thực hiện chu đáo và phát sóng trên tivi. “Để mai tính” là một cuộc “dấn thân” khác khá lâu rồi. Anh muốn tạo sự khác biệt?
Dustin Nguyễn: Tôi là nhà sản xuất, diễn viên kiêm biên kịch của “Để mai tính”. Phần hậu trường và PR được giao cho một bộ phận riêng.
Tôi chỉ nói với anh Martin Nguyễn, những phần hậu trường không phải là thứ để tôi dạy khán giả cách tôi làm ra một bộ phim. Nó chỉ đơn giản là hậu trường phim có nhiều điều thú vị mà chúng tôi muốn chia sẻ trước với khán giả. Họ làm thế nào là do anh Martin thôi. Nhưng đúng là dự án này tôi đa bỏ mất gần hai năm sống của cuộc đời mình. Khá vất vả.
Nhân vật Dũng trong “Để mai tính” mà tôi đảm nhiệm thì nhẹ nhàng thôi. Thông điệp phim rất nhẹ, nói về tình yêu và sự hài hước được chú trọng cao. Tôi nghĩ về diễn xuất thì khán giả sẽ ngạc nhiên về Thái Hòa nhiều hơn, anh ấy vào vai doanh nhân đồng tính thật xuất sắc. Vai diễn của tôi lạ hơn so với chính tôi, chứ nó không quá yêu cầu về kỹ năng.
Cái vất vả là tôi kiêm nhiều vai trò. Đi kiếm tiền để làm phim là điều cực nhọc mà không nói ai cũng đa biết rồi.
Vì các “mạnh thường quân” Việt Nam chưa hiểu nhiều về phim ảnh, hay vì phim Việt làm họ chán chường?
Tôi nhận thấy là việc xin kinh phí thì ở đâu cũng thế, Việt Nam hay Mỹ cũng vậy cả, không bao giờ dễ dàng. Tôi đi xin tài trợ và nói muốn có tiền để làm phim đẹp hơn, ứng dụng công nghệ tốt hơn, chứ tôi không bao giờ nói là tôi sẽ làm ra một bộ phim rất hay, rất ăn khách.
Đầu tư cho phim ảnh nhiều bất trắc. Và điều quan trọng là mình không thể đi dụ các... nhà buôn. Mình phải tìm đến những người am hiểu nghệ thuật và biết chia sẻ khó khăn với mình.
“Để mai tính” lỡ nhịp phim Tết, vì anh không đủ sức đấu với các đại gia hay đó là kế hoạch riêng?
Dustin Nguyễn: Trước khi sản xuất phim, tôi tham khảo được nhiều điều từ các nhà sản xuất phim tư nhân. Tôi biết, phim Tết quá nhiều, và chúng ta không nên cố gắng để tranh giành, không nên rơi vào thế “đối đầu”, khi chúng ta có tới 365 ngày cho việc phát hành một bộ phim.
Thời điểm là rất quan trọng. Nhưng chúng ta phải tính đến nhiều thứ khác nữa. Tôi dời qua dịp 30/4 mới phát hành. Là do hoàn cảnh, nhưng mình chủ động được trong hoàn cảnh đó.
Anh có thể chia sẻ kinh phí làm phim? Và anh hy vọng rằng nó sẽ là phim có lãi?
Dustin Nguyễn: Kinh phí, như tất cả các phim Việt Nam bình thường khác, chúng tôi không thể nào làm phim vượt quá 400.000 USD, nếu muốn có cơ may huề vốn và có lãi. Còn hiện tại, chưa thể nói trước về phim của mình. Chỉ biết là phải làm mọi thứ thật tốt. Phim ảnh là thứ nghệ thuật của sự rủi ro!
Hollywood làm hình ảnh đàn ông châu Á thật đáng chán
Một ác nhân của “Dòng máu anh hùng”, một kẻ thiểu năng của “Huyền thoại bất tử”, một thanh niên vui vẻ của “Để mai tính”, một ông chồng u uất đầy mâu thuẫn của “Cánh đồng bất tận”. Có thể nói, những nhân vật hoàn toàn không lặp lại, tạo cho anh một chân dung điện ảnh đa diện. Vì may mắn hay vì anh quá khôn ngoan?
Dustin Nguyễn: Là diễn viên, khi anh đóng thành công một dạng vai, tất nhiên đạo diễn và nhà sản xuất sẽ muốn ép anh vào cái dòng đó. Thực ra nó cũng sẽ tạo nên một phong cách. Nhưng tôi thì không muốn như vậy. Phim ảnh ở Việt Nam chắc chắn không cho chúng ta nhiều tiền.
Danh tiếng cũng là điều gì đó khó nói. Thực lòng tôi không quan trọng chuyện danh tiếng lắm. Tôi thích được lang thang cùng những dự án phim thôi. Vậy thì tôi mất khoảng một năm của đời mình cho một vai diễn, thì tôi sẽ chọn những nhân vật thực sự sâu sắc và gây cảm hứng nhiều. Vậy thôi.
Anh có nghĩ rằng, để có được những vai diễn này, anh sẽ phải hy sinh một thứ khác, đó là cơ hội phim ảnh ở Hollywood? Bỏ biển lớn vì thuyền câu nhỏ để vào lạch sông vớt cá ngược dòng?
Dustin Nguyễn: Tôi vẫn làm việc song song, nhưng thời gian qua làm ở Việt Nam nhiều hơn. Tôi không nghĩ những bộ phim tôi đa làm là những bộ phim nhỏ. Không có vai diễn nhỏ, không có bộ phim nhỏ, chỉ có những bộ phim hay hoặc dở mà thôi.
Sở dĩ tôi thích làm phim ở Việt Nam vì đó là những bộ phim có cảm xúc và thực sự, nhân vật đàn ông được thực sự là một mẫu đàn ông bình thường trong xã hội.
Còn ở Hollywood, cơ hội cho các diễn viên châu Á rất hiếm hoi. Hình ảnh người đàn ông châu Á trong phim Hollywood là cái gì đó rất... chán, hoặc là họ cặm cụi máy vi tính hoặc là đầy sự yếm thế với những thói tật rất bất thường. Họ không thể nào bình đẳng và thoải mái như những diễn viên da trắng khác.
Các đạo diễn Hollywood mặc định, diễn viên gốc Á thì phải là như Lý Tiểu Long, đánh võ kungfu...
Xin ngắt lời anh một chút, vai diễn của anh trong “Little Fish” cùng với Cate Blanchett đâu có giống những gì anh đang nói?
Dustin Nguyễn: Đúng thế. Đó là một may mắn lớn của tôi. Và đó cũng là mối tình giữa một người phụ nữ da trắng với một người đàn ông gốc Á hiếm hoi trên màn ảnh Mỹ. Họ là đôi tình nhân bình thường. Nhưng, tôi đang muốn nói cái đa số thôi...
Một nhà phê bình tại Việt Nam có một phân tích khá thú vị, rằng phim của các đạo diễn Việt kiều đang ở trạng thái đứng giữa “ngã ba đường”, nghĩa là họ chưa hòa nhập vào dòng chung của điện ảnh trong nước, nhưng cũng chưa bắt nhịp được với dòng chảy lớn của điện ảnh quốc tế. Chính vì thế có những bộ phim khá... xa lạ. Nghe điều này anh có tự ái?
Dustin Nguyễn: Không, bởi vì nó có phần đúng như thế. Có những kịch bản phim tôi không hiểu sao lại được mọi người sản xuất. Có một kịch bản xây dựng hình ảnh một Việt kiều về nước đi chơi gái này kia, tôi là Việt kiều, tôi đọc còn cảm thấy dị ứng huống gì khán giả trong nước. Nhưng tôi luôn nghĩ, cái gì cũng cần thời gian và điện ảnh cũng vậy. Tôi thích nhìn vào mặt tích cực của vấn đề hơn. Vì thế tôi nghĩ sẽ có nhiều người làm và nhiều phim hay hơn.
Anh có đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể cho từng chặng đời không? Ví dụ, sau khoảng 3 năm, anh đa hoàn tất vai trò của một diễn viên. Và 3 năm tới, anh sẽ phải làm một nhà sản xuất cừ? Hay cũng cứ... để mai tính?
Dustin Nguyễn: (Cười lớn) Nếu mà cả đời anh sống được theo câu “để mai tính” thì anh quá hạnh phúc. Không phiền lo nhiều. Rất lạc quan. Tôi thì không hẳn như thế, phải biết tạo cơ hội cho mình chứ không chờ đợi. Về diễn xuất thì khó nói vì còn tùy thuộc vào cái duyên nữa. Nhưng về sản xuất, tôi cố gắng làm được những bộ phim mình tâm đắc...
Sau khi xong “Cánh đồng bất tận”, tôi đuối quá rồi. Sắp tới, tôi hoàn thành một phim quảng cáo, rồi sẽ về Mỹ đón Valentine với gia đình. Valentine cũng là dịp kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi, không năm nào được quên./.
Xin cảm ơn anh!
Như những diễn viên Hollywood, hoàn toàn thoải mái đóng vai thanh niên khi đã cận kề tuổi trung niên nhưng Dustin Nguyễn lại cho rằng, cái mác “diễn viên Hollywood” làm anh cảm thấy hơi phiền khi làm phim tại Việt Nam.
Với anh, không có vai diễn nhỏ, không có bộ phim nhỏ. Mỗi vai diễn là một cuộc thám hiểm, như cuộc thám hiểm mới nhất của anh: Một diễn viên lớn lên ở Mỹ đóng vai người nông dân Nam Bộ u uất trong “Cánh đồng bất tận"...
Sợ đóng cảnh nóng trong "Cánh đồng bất tận"
Tôi hơi khó khăn khi hình dung anh trong khuôn thước của Út Vũ. Không chỉ bởi ngoại hình. Mà còn bởi, giữa anh và người đàn ông ấy quá khác biệt về tư tưởng, về đời sống. Anh có thấy cuộc dấn thân này là một sự... bạt mạng?
Dustin Nguyễn: Thực sự mà nói, thông điệp của “Cánh đồng bất tận” rất “toàn cầu”, nó rất dễ đồng cảm. Đây là mấu chốt của vấn đề. Khi đọc kịch bản, tôi hình dung ra nhân vật của mình rất rõ ràng. Út Vũ, người đàn ông Nam Bộ, tất nhiên là bị phụ tình, nhưng cũng nghiệt ngã, có chút ác nghiệt nữa.
Nhưng ông ta cũng không phải là một người nông dân bình thường theo cách mà chúng ta hay vẽ ra về người Nam bộ. Út Vũ có sự sâu sắc, thông minh, nét hào hoa ở trong đó. Một nhân vật mâu thuẫn khủng khiếp. Tôi không phải là người bạt mạng.
Tôi luôn cân nhắc rất kỹ trước khi chọn một vai diễn. Thế nên, Út Vũ là một lựa chọn nghiêm túc. Nó cho tôi cơ hội được thay đổi và khám phá chính mình.
Ai cũng biết, truyện của Nguyễn Ngọc Tư thấm sâu, sân khấu cũng dựng kịch rồi mà còn bị chê là... chưa tới, điện ảnh đi sau hẳn nhọc nhằn hơn. Anh có bị áp lực từ bóng cả của trang sách?
Dustin Nguyễn: Thú thực là đến giờ, khi quay xong, tôi vẫn chưa đọc truyện “Cánh đồng bất tận”, sân khấu thì chưa có điều kiện xem. Tôi chủ động từ chối truyện “Cánh đồng bất tận” khi nhận đóng phim này. Tôi không muốn những nhân vật trong sách tạo cho mình những khuôn mẫu khi diễn xuất. Bởi mỗi vai diễn, mình cần phải sáng tạo và vượt ra khỏi chính bản thân mình.
Út Vũ thực sự là nhân vật rất ít thoại, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cứ hay đùa, là cố gắng chỉ cho Dustin nói dưới 20 câu trong phim. Nhưng đó mới là một thử thách. Nó đòi hỏi tôi phải sống đúng với đời sống ấy, trong bối cảnh ấy để thuận theo hành xử của nhân vật ấy. Rời đoàn phim, tôi thực sự vẫn còn ám ảnh rất nhiều.
Anh tự tin với nhân vật của mình. Thử thách của anh cũng vượt qua rồi. Vậy điều gì khó khăn nhất khi đóng phim này?
Dustin Nguyễn: Là tôi hoàn toàn không hình dung được mình sẽ phải làm việc trong một môi trường khắc nghiệt đến thế. Bối cảnh được dựng giữa rừng, trời xanh nước biếc, đẹp lộng lẫy. Nhìn từ góc quay cinê thì khỏi chê.
Nhưng cả đoàn phim ai cũng than trời vì muỗi nhiều quá, trầy vi tróc vảy thực sự. Phim quay rất nhanh, trước tiến độ 10 ngày, tôi nghĩ cũng một phần vì... muỗi quá nhiều.
Nếu theo kịch bản, thì nhân vật của anh và nhân vật của Đỗ Hải Yến sẽ có những cảnh rất... nóng, giữa trời nước ấy. Anh hào hứng hay ngần ngại? Và Yến tiếp nhận anh như thế nào trong cảnh diễn này?
Dustin Nguyễn: Tôi rất ít khi nhận vai diễn có cảnh nóng. Vì tôi có xem nhiều phim và tôi sợ cách người ta đan cài cảnh sexy vào phim. Dường như yếu tố sexy chẳng làm được gì ngoài việc “dụ dỗ” khán giả nổi cơn tò mò để hứng một cú lừa.
Tôi chỉ nhận đóng cảnh sexy nếu nó là nguyên nhân, nó là hậu quả, nó là cách thúc đẩy câu chuyện hay giải quyết vấn đề, nghĩa là nó phải máu thịt với đường dây của truyện phim.
Và kịch bản này đáp ứng được điều đó. Khi đã làm thì phải... làm cho tới thôi. Yến diễn rất tốt cảnh này. Chúng tôi biết, đóng cảnh nóng rất khó khăn. Việc lấy cảm xúc cho vai diễn là điều cần thiết. Chúng tôi đã hết lòng cho một cảnh “hot”. Mà lý do thật... đơn sơ, nếu không làm cho tốt, muỗi sẽ làm cho mọi nơi trên thân thể đều bầm đỏ!
Phim ảnh là nghệ thuật của sự rủi ro
Có thông tin này làm tôi phấn khích. Lần đầu tiên, một phim truyện nhựa ở Việt Nam có được 16 tập phim hậu trường được thực hiện chu đáo và phát sóng trên tivi. “Để mai tính” là một cuộc “dấn thân” khác khá lâu rồi. Anh muốn tạo sự khác biệt?
Dustin Nguyễn: Tôi là nhà sản xuất, diễn viên kiêm biên kịch của “Để mai tính”. Phần hậu trường và PR được giao cho một bộ phận riêng.
Tôi chỉ nói với anh Martin Nguyễn, những phần hậu trường không phải là thứ để tôi dạy khán giả cách tôi làm ra một bộ phim. Nó chỉ đơn giản là hậu trường phim có nhiều điều thú vị mà chúng tôi muốn chia sẻ trước với khán giả. Họ làm thế nào là do anh Martin thôi. Nhưng đúng là dự án này tôi đa bỏ mất gần hai năm sống của cuộc đời mình. Khá vất vả.
Nhân vật Dũng trong “Để mai tính” mà tôi đảm nhiệm thì nhẹ nhàng thôi. Thông điệp phim rất nhẹ, nói về tình yêu và sự hài hước được chú trọng cao. Tôi nghĩ về diễn xuất thì khán giả sẽ ngạc nhiên về Thái Hòa nhiều hơn, anh ấy vào vai doanh nhân đồng tính thật xuất sắc. Vai diễn của tôi lạ hơn so với chính tôi, chứ nó không quá yêu cầu về kỹ năng.
Cái vất vả là tôi kiêm nhiều vai trò. Đi kiếm tiền để làm phim là điều cực nhọc mà không nói ai cũng đa biết rồi.
Vì các “mạnh thường quân” Việt Nam chưa hiểu nhiều về phim ảnh, hay vì phim Việt làm họ chán chường?
Tôi nhận thấy là việc xin kinh phí thì ở đâu cũng thế, Việt Nam hay Mỹ cũng vậy cả, không bao giờ dễ dàng. Tôi đi xin tài trợ và nói muốn có tiền để làm phim đẹp hơn, ứng dụng công nghệ tốt hơn, chứ tôi không bao giờ nói là tôi sẽ làm ra một bộ phim rất hay, rất ăn khách.
Đầu tư cho phim ảnh nhiều bất trắc. Và điều quan trọng là mình không thể đi dụ các... nhà buôn. Mình phải tìm đến những người am hiểu nghệ thuật và biết chia sẻ khó khăn với mình.
“Để mai tính” lỡ nhịp phim Tết, vì anh không đủ sức đấu với các đại gia hay đó là kế hoạch riêng?
Dustin Nguyễn: Trước khi sản xuất phim, tôi tham khảo được nhiều điều từ các nhà sản xuất phim tư nhân. Tôi biết, phim Tết quá nhiều, và chúng ta không nên cố gắng để tranh giành, không nên rơi vào thế “đối đầu”, khi chúng ta có tới 365 ngày cho việc phát hành một bộ phim.
Thời điểm là rất quan trọng. Nhưng chúng ta phải tính đến nhiều thứ khác nữa. Tôi dời qua dịp 30/4 mới phát hành. Là do hoàn cảnh, nhưng mình chủ động được trong hoàn cảnh đó.
Anh có thể chia sẻ kinh phí làm phim? Và anh hy vọng rằng nó sẽ là phim có lãi?
Dustin Nguyễn: Kinh phí, như tất cả các phim Việt Nam bình thường khác, chúng tôi không thể nào làm phim vượt quá 400.000 USD, nếu muốn có cơ may huề vốn và có lãi. Còn hiện tại, chưa thể nói trước về phim của mình. Chỉ biết là phải làm mọi thứ thật tốt. Phim ảnh là thứ nghệ thuật của sự rủi ro!
Hollywood làm hình ảnh đàn ông châu Á thật đáng chán
Một ác nhân của “Dòng máu anh hùng”, một kẻ thiểu năng của “Huyền thoại bất tử”, một thanh niên vui vẻ của “Để mai tính”, một ông chồng u uất đầy mâu thuẫn của “Cánh đồng bất tận”. Có thể nói, những nhân vật hoàn toàn không lặp lại, tạo cho anh một chân dung điện ảnh đa diện. Vì may mắn hay vì anh quá khôn ngoan?
Dustin Nguyễn: Là diễn viên, khi anh đóng thành công một dạng vai, tất nhiên đạo diễn và nhà sản xuất sẽ muốn ép anh vào cái dòng đó. Thực ra nó cũng sẽ tạo nên một phong cách. Nhưng tôi thì không muốn như vậy. Phim ảnh ở Việt Nam chắc chắn không cho chúng ta nhiều tiền.
Danh tiếng cũng là điều gì đó khó nói. Thực lòng tôi không quan trọng chuyện danh tiếng lắm. Tôi thích được lang thang cùng những dự án phim thôi. Vậy thì tôi mất khoảng một năm của đời mình cho một vai diễn, thì tôi sẽ chọn những nhân vật thực sự sâu sắc và gây cảm hứng nhiều. Vậy thôi.
Anh có nghĩ rằng, để có được những vai diễn này, anh sẽ phải hy sinh một thứ khác, đó là cơ hội phim ảnh ở Hollywood? Bỏ biển lớn vì thuyền câu nhỏ để vào lạch sông vớt cá ngược dòng?
Dustin Nguyễn: Tôi vẫn làm việc song song, nhưng thời gian qua làm ở Việt Nam nhiều hơn. Tôi không nghĩ những bộ phim tôi đa làm là những bộ phim nhỏ. Không có vai diễn nhỏ, không có bộ phim nhỏ, chỉ có những bộ phim hay hoặc dở mà thôi.
Sở dĩ tôi thích làm phim ở Việt Nam vì đó là những bộ phim có cảm xúc và thực sự, nhân vật đàn ông được thực sự là một mẫu đàn ông bình thường trong xã hội.
Còn ở Hollywood, cơ hội cho các diễn viên châu Á rất hiếm hoi. Hình ảnh người đàn ông châu Á trong phim Hollywood là cái gì đó rất... chán, hoặc là họ cặm cụi máy vi tính hoặc là đầy sự yếm thế với những thói tật rất bất thường. Họ không thể nào bình đẳng và thoải mái như những diễn viên da trắng khác.
Các đạo diễn Hollywood mặc định, diễn viên gốc Á thì phải là như Lý Tiểu Long, đánh võ kungfu...
Xin ngắt lời anh một chút, vai diễn của anh trong “Little Fish” cùng với Cate Blanchett đâu có giống những gì anh đang nói?
Dustin Nguyễn: Đúng thế. Đó là một may mắn lớn của tôi. Và đó cũng là mối tình giữa một người phụ nữ da trắng với một người đàn ông gốc Á hiếm hoi trên màn ảnh Mỹ. Họ là đôi tình nhân bình thường. Nhưng, tôi đang muốn nói cái đa số thôi...
Một nhà phê bình tại Việt Nam có một phân tích khá thú vị, rằng phim của các đạo diễn Việt kiều đang ở trạng thái đứng giữa “ngã ba đường”, nghĩa là họ chưa hòa nhập vào dòng chung của điện ảnh trong nước, nhưng cũng chưa bắt nhịp được với dòng chảy lớn của điện ảnh quốc tế. Chính vì thế có những bộ phim khá... xa lạ. Nghe điều này anh có tự ái?
Dustin Nguyễn: Không, bởi vì nó có phần đúng như thế. Có những kịch bản phim tôi không hiểu sao lại được mọi người sản xuất. Có một kịch bản xây dựng hình ảnh một Việt kiều về nước đi chơi gái này kia, tôi là Việt kiều, tôi đọc còn cảm thấy dị ứng huống gì khán giả trong nước. Nhưng tôi luôn nghĩ, cái gì cũng cần thời gian và điện ảnh cũng vậy. Tôi thích nhìn vào mặt tích cực của vấn đề hơn. Vì thế tôi nghĩ sẽ có nhiều người làm và nhiều phim hay hơn.
Anh có đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể cho từng chặng đời không? Ví dụ, sau khoảng 3 năm, anh đa hoàn tất vai trò của một diễn viên. Và 3 năm tới, anh sẽ phải làm một nhà sản xuất cừ? Hay cũng cứ... để mai tính?
Dustin Nguyễn: (Cười lớn) Nếu mà cả đời anh sống được theo câu “để mai tính” thì anh quá hạnh phúc. Không phiền lo nhiều. Rất lạc quan. Tôi thì không hẳn như thế, phải biết tạo cơ hội cho mình chứ không chờ đợi. Về diễn xuất thì khó nói vì còn tùy thuộc vào cái duyên nữa. Nhưng về sản xuất, tôi cố gắng làm được những bộ phim mình tâm đắc...
Sau khi xong “Cánh đồng bất tận”, tôi đuối quá rồi. Sắp tới, tôi hoàn thành một phim quảng cáo, rồi sẽ về Mỹ đón Valentine với gia đình. Valentine cũng là dịp kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi, không năm nào được quên./.
Xin cảm ơn anh!
(TTVH & Đàn ông/Vietnam+)