Ngày 2/3, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua quyết định cho phép các nước Liên minh châu Âu (EU) được trồng loại khoai tây biến đổi gen Amflora, do công ty hóa chất khổng lồ của Đức BASF phát triển.
Mặc dù, cơ quan an toàn thực phẩm của EC nhấn mạnh rằng việc cho phép đưa Amflora vào trồng chỉ nhằm phục vụ các mục đích công nghiệp như sản xuất năng lượng, giấy và chăn nuôi mà không sử dụng làm thực phẩm cho người, song quyết định này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức hoạt động vì môi trường cùng hai quốc gia thành viên EU là Áo và Italy.
Áo tuyên bố sẽ nhanh chóng ban hành một lệnh cấm trồng khoai tây biến đổi gen trên toàn quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp Italy Luca Zaia thì cho biết, Italy sẽ chống lại quyết định này để bảo vệ nền nông nghiệp truyền thống và sức khỏe người dân.
Tổ chức Hòa bình Xanh nhận định rằng, quyết định của EC đang khiến cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng đối mặt với nhiều nguy cơ.
Tổ chức Những người bạn của Trái Đất thì cho rằng giống khoai tây này có chứa một loại gen chống lại chất kháng sinh, và lo ngại loại gen trên có thể lẫn sang các loại cây lương thực khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tổ chức này nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ hàng đầu của EC là phải bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải bỏ qua dư luận và các vấn đề về an toàn thực phẩm để đưa ra một quyết định nhằm làm hài lòng hãng hóa chất lớn nhất thế giới.
Quyết định trên của EC cũng cho phép nhập khẩu ba loại ngô biến đổi gen vào thị trường EU. Trước đó, năm 1998, EC đã cho phép gieo trồng loại ngô biến đổi gen MON 810, do tập đoàn hóa chất Monsanto của Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng các loại rau và ngũ cốc biến đổi gen vẫn luôn là đề tài tranh cãi gay gắt trong EU./.
Mặc dù, cơ quan an toàn thực phẩm của EC nhấn mạnh rằng việc cho phép đưa Amflora vào trồng chỉ nhằm phục vụ các mục đích công nghiệp như sản xuất năng lượng, giấy và chăn nuôi mà không sử dụng làm thực phẩm cho người, song quyết định này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tổ chức hoạt động vì môi trường cùng hai quốc gia thành viên EU là Áo và Italy.
Áo tuyên bố sẽ nhanh chóng ban hành một lệnh cấm trồng khoai tây biến đổi gen trên toàn quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp Italy Luca Zaia thì cho biết, Italy sẽ chống lại quyết định này để bảo vệ nền nông nghiệp truyền thống và sức khỏe người dân.
Tổ chức Hòa bình Xanh nhận định rằng, quyết định của EC đang khiến cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng đối mặt với nhiều nguy cơ.
Tổ chức Những người bạn của Trái Đất thì cho rằng giống khoai tây này có chứa một loại gen chống lại chất kháng sinh, và lo ngại loại gen trên có thể lẫn sang các loại cây lương thực khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tổ chức này nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ hàng đầu của EC là phải bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải bỏ qua dư luận và các vấn đề về an toàn thực phẩm để đưa ra một quyết định nhằm làm hài lòng hãng hóa chất lớn nhất thế giới.
Quyết định trên của EC cũng cho phép nhập khẩu ba loại ngô biến đổi gen vào thị trường EU. Trước đó, năm 1998, EC đã cho phép gieo trồng loại ngô biến đổi gen MON 810, do tập đoàn hóa chất Monsanto của Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng các loại rau và ngũ cốc biến đổi gen vẫn luôn là đề tài tranh cãi gay gắt trong EU./.
(TTXVN/Vietnam+)