Kết thúc cuộc họp ngày 2/8, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức thấp kỷ lục 0,75%, trong khi tìm kiếm các giải pháp khác để chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực đồng euro (Eurozone).
Chủ tịch ECB Mario Draghi khẳng định với nhiệm vụ ổn định giá cả trong trung hạn và sự độc lập trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, ngân hàng sẽ xây dựng cơ chế cho việc mua trái phiếu trong những tuần tới, bao gồm việc sẽ dùng bao nhiêu tiền cho nỗ lực này, nhằm giảm chi phí vay mượn của các nước như Tây Ban Nha và Italy. Thông điệp rõ ràng từ ECB là khủng hoảng nợ ở Eurozone đang trở nên tồi tệ hơn và cần phải có những "liều thuốc" hiệu nghiệm hơn nữa.
Ông Draghi nói việc lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Tây Ban Nha và Italy tăng gần đây là dấu hiệu về những căng thẳng đang được cảm nhận ở Eurozone - nơi tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu ớt.
Có tin nói rằng ông Draghi cũng đề xuất giải pháp rằng quỹ cứu trợ của châu Âu sẽ mua trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp, còn ECB sẽ mua trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp để đảm bảo việc điều chỉnh lãi suất. Việc ECB cắt giảm lãi suất hơn nữa và cung cấp các khoản vay dài hạn cho các ngân hàng cũng được đưa ra thảo luận.
ECB đã bơm vào thị trường hơn 1.000 tỷ euro (1.230 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp trong thời hạn ba năm vào tháng 12/2011 và tháng 2/2012. Tuy nhiên, khi vẫn chưa đánh giá được tác dụng đầy đủ của các đợt bơm tiền trước, việc tiến hành một đợt tiếp theo là ít có khả năng xảy ra trong ngắn hạn. Nếu lựa chọn một giải pháp như vậy, ngân hàng này sẽ phải bổ sung các điều kiện thế chấp dễ dàng hơn. ECB có thể sẽ thảo luận về việc nới lỏng các quy định về ký quỹ hơn nữa trong tháng tới.
Dự định can thiệp nhiều hơn vào thị trường trái phiếu của ECB được đưa ra một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 1/8 cam kết sẽ có những hành động chính sách mới nếu cần để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và tạo việc làm. Nhiều nhà kinh tế dự đoán FED sẽ thông báo về một chương trình mua trái phiếu mới tại cuộc họp vào tháng Chín.
Đối với ECB, đây không phải là lần đầu tiên ngân hàng này mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp với mục đích làm giảm lãi suất. Nỗ lực này của ECB đã được bắt đầu từ tháng 5/2010 và bị dừng lại vào tháng 3/2012, khi đã không giúp lãi suất giảm mạnh. ECB sau đó đã thay thế bằng chương trình tái cấp vốn dài hạn cho các ngân hàng để kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, các thị trường thất vọng khi ECB đã không đưa ra được những giải pháp tức thì và kế hoạch khẩn cấp của ngân hàng này thiếu chi tiết. Tuy nhiên, ông Draghi nhấn mạnh rằng ECB không thể một mình cứu đồng euro mà chính phủ các nước cần đẩy mạnh việc củng cố tình hình tài chính cũng như cải cách cơ cấu với một quyết tâm lớn hơn.
ECB muốn rằng các nước có vấn đề trước tiên phải nhờ vào các quỹ cứu trợ. Các quỹ cứu trợ có thể đóng một vai trò chủ chốt trong việc trợ giúp các nước, bởi với những điều kiện đặt ra như những cải cách kinh tế mạnh mẽ, các chính phủ sẽ có thời gian để cân đối ngân sách, từ đó thuyết phục các chủ nợ rằng họ có thể trả nợ và cuối cùng sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Thủ tướng Italy Mario Monti đã hoan nghênh thông báo của ECB về khả năng nối lại chương trình mua trái phiếu. Tuy nhiên, bất chấp sự chao đảo mạnh của các thị trường, hai nhà lãnh đạo Tây Ban Nha và Italy đã khẳng định rằng hai nước này không cần cứu trợ vả cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng./.
Chủ tịch ECB Mario Draghi khẳng định với nhiệm vụ ổn định giá cả trong trung hạn và sự độc lập trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ, ngân hàng sẽ xây dựng cơ chế cho việc mua trái phiếu trong những tuần tới, bao gồm việc sẽ dùng bao nhiêu tiền cho nỗ lực này, nhằm giảm chi phí vay mượn của các nước như Tây Ban Nha và Italy. Thông điệp rõ ràng từ ECB là khủng hoảng nợ ở Eurozone đang trở nên tồi tệ hơn và cần phải có những "liều thuốc" hiệu nghiệm hơn nữa.
Ông Draghi nói việc lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Tây Ban Nha và Italy tăng gần đây là dấu hiệu về những căng thẳng đang được cảm nhận ở Eurozone - nơi tăng trưởng kinh tế vẫn còn yếu ớt.
Có tin nói rằng ông Draghi cũng đề xuất giải pháp rằng quỹ cứu trợ của châu Âu sẽ mua trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp, còn ECB sẽ mua trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp để đảm bảo việc điều chỉnh lãi suất. Việc ECB cắt giảm lãi suất hơn nữa và cung cấp các khoản vay dài hạn cho các ngân hàng cũng được đưa ra thảo luận.
ECB đã bơm vào thị trường hơn 1.000 tỷ euro (1.230 tỷ USD) các khoản vay lãi suất thấp trong thời hạn ba năm vào tháng 12/2011 và tháng 2/2012. Tuy nhiên, khi vẫn chưa đánh giá được tác dụng đầy đủ của các đợt bơm tiền trước, việc tiến hành một đợt tiếp theo là ít có khả năng xảy ra trong ngắn hạn. Nếu lựa chọn một giải pháp như vậy, ngân hàng này sẽ phải bổ sung các điều kiện thế chấp dễ dàng hơn. ECB có thể sẽ thảo luận về việc nới lỏng các quy định về ký quỹ hơn nữa trong tháng tới.
Dự định can thiệp nhiều hơn vào thị trường trái phiếu của ECB được đưa ra một ngày sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngày 1/8 cam kết sẽ có những hành động chính sách mới nếu cần để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và tạo việc làm. Nhiều nhà kinh tế dự đoán FED sẽ thông báo về một chương trình mua trái phiếu mới tại cuộc họp vào tháng Chín.
Đối với ECB, đây không phải là lần đầu tiên ngân hàng này mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp với mục đích làm giảm lãi suất. Nỗ lực này của ECB đã được bắt đầu từ tháng 5/2010 và bị dừng lại vào tháng 3/2012, khi đã không giúp lãi suất giảm mạnh. ECB sau đó đã thay thế bằng chương trình tái cấp vốn dài hạn cho các ngân hàng để kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, các thị trường thất vọng khi ECB đã không đưa ra được những giải pháp tức thì và kế hoạch khẩn cấp của ngân hàng này thiếu chi tiết. Tuy nhiên, ông Draghi nhấn mạnh rằng ECB không thể một mình cứu đồng euro mà chính phủ các nước cần đẩy mạnh việc củng cố tình hình tài chính cũng như cải cách cơ cấu với một quyết tâm lớn hơn.
ECB muốn rằng các nước có vấn đề trước tiên phải nhờ vào các quỹ cứu trợ. Các quỹ cứu trợ có thể đóng một vai trò chủ chốt trong việc trợ giúp các nước, bởi với những điều kiện đặt ra như những cải cách kinh tế mạnh mẽ, các chính phủ sẽ có thời gian để cân đối ngân sách, từ đó thuyết phục các chủ nợ rằng họ có thể trả nợ và cuối cùng sẽ thoát ra khỏi khủng hoảng.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Thủ tướng Italy Mario Monti đã hoan nghênh thông báo của ECB về khả năng nối lại chương trình mua trái phiếu. Tuy nhiên, bất chấp sự chao đảo mạnh của các thị trường, hai nhà lãnh đạo Tây Ban Nha và Italy đã khẳng định rằng hai nước này không cần cứu trợ vả cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng./.
Lê Minh (TTXVN)