EU thống nhất về cách thức ứng xử với chủ tài khoản

EU đã và đang nỗ lực để thống nhất các quy định cơ bản về phương thức ứng xử với những người gửi các khoản tiền tiết kiệm lớn.
Bộ trưởng tài chính các nước Liên minh châu Âu (EU) đã và đang nỗ lực để thống nhất các quy định cơ bản về phương thức ứng xử với những người gửi các khoản tiền tiết kiệm lớn trong trường hợp phải viện đến cách thức (xử lý) kiểu Síp khi các định chế tài chính này rơi vào tình trạng phá sản.

Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu đã tranh luận về một dự luật liên quan hiện hành. Tuy vậy, lập trường của các bên vẫn còn khác xa nhau về những yêu cầu và quy định đối với những người có tài khoản tiết kiệm nhiều hơn 100.000 euro - ngưỡng tiền gửi được EU bảo lãnh - được đưa ra lần đầu tiên vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên vào năm 2008 trong một nỗ lực tái bảo đảm cho người gửi tiền.

Tại Síp, các khoản tiền gửi cao hoặc thấp hơn 100.000 euro là đối tượng chịu tác động đầu tiên (do bị đánh thuế) để giúp trang trải các chi phí cứu trợ tài chính nhưng động thái đó dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ do vi phạm rõ ràng quy định bảo hiểm tiền gửi - việc buộc các nhà lập pháp phải nhanh chóng xem xét lại.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble - vốn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người đồng nhiệm Hà Lan kiêm Chủ tịch Eurogroup (Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone) Jeroen Dijssebloem và đồng minh Đan Mạch không thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) - mong muốn các chủ tài khoản tiền gửi trên ngưỡng 100.000 euro được bảo hiểm và không được bảo hiểm đều cần được đối xử công bằng.

Về phần mình, Ủy viên Thị trường EU Michel Barnier cho rằng các chủ tài khoản tiết kiệm cần được đối xử một cách đặc biệt. Quan điểm này nhìn chung nhận được sự ủng hộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các quốc gia như Bỉ và Bồ Đào Nha./.

Anh Quân (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục