Kết quả điều tra khảo sát Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Markit đưa ra ngày 22/11 cho thấy kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang rơi vào cuộc suy giảm tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2009.
Tuy nhiên, tình trạng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu sẽ không xấu đi hơn trong bối cảnh lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng trở lại và ngành chế tạo của Mỹ tăng với nhịp độ nhanh nhất trong năm tháng qua.
Châu Âu được đánh giá là yếu tố chủ chốt kéo chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm tới. Eurozone đã rơi trở lại suy thoái trong quý 3/2012 và tình thế này chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong quý 4/2012.
Trong tháng 11/2012, PMI trong lĩnh vực chế tạo của Eurozone nhích lên 46,2, mức khả quan nhất kể từ tháng 3/2012, song sự sụt giảm trong lĩnh vực dịch vụ - vốn đóng góp phần lớn cho nền kinh tế - khiến cho tình hình kinh tế khu vực này trở nên đáng lo ngại.
Các công ty trong lĩnh vực này, như ngân hàng, khách sạn và nhà hàng, hoạt động yếu và việc sa thải nhân công với mức độ nhanh hơn so với dự báo.
Theo số liệu của Markit, PMI lĩnh vực dịch vụ của Eurozone đã rớt xuống 45,7 trong tháng 11/2012, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 và thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó của các nhà kinh tế (rằng chỉ số này sẽ duy trì mức 46 của tháng 10/2012).
Markit cho hay PMI trong lĩnh vực dịch vụ đã ở dưới ngưỡng tăng trưởng (50 điểm) suốt 10 tháng qua và kết quả này là gợi ý cho thấy kinh tế Eurozone có thể giảm 0,5% trong quý này, mức sụt giảm tồi tệ nhất kể từ quý 1/2009.
Các công ty trong lĩnh vực dịch vụ hiện ngày càng bi quan về triển vọng trong năm tới hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ tháng 3/2009.
Khảo sát điều tra của Markit cũng cho thấy sức ép lạm phát đang giảm nhanh hơn, do các chỉ số đầu vào và đầu ra đều giảm.
Các khảo sát điều tra PMI cho thấy lĩnh vực dịch vụ đã kéo hoạt động kinh doanh của Đức giảm trong tháng thứ bảy liên tiếp, trong khi chỉ số PMI của Pháp báo hiệu nguy cơ kinh tế giảm mạnh trong quý này.
Trong bối cảnh nhiều nước thành viên Eurozone, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, phải đẩy mạnh việc thực thi các biện pháp khắc khổ để giảm nợ cùng với khả năng cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone thêm sâu sắc với việc bộ ba chủ nợ quốc tế trong tuần này đã không thể cung cấp khoản viện trợ cho Hy Lạp, triển vọng kinh tế Eurozone trong năm 2013 trở nên đáng lo ngại hơn.
Nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực "vượt khó" của kinh tế Trung Quốc, sau một năm 2012 đáng thất vọng.
Việc chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng lên mức 50,4 trong tháng 11/2011, sau 13 tháng sụt giảm, là dấu hiệu rõ rệt cho thấy đà tăng trưởng của nước này đang hồi phục sau bảy quý tăng trưởng chậm lại liên tiếp./.
Tuy nhiên, tình trạng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu sẽ không xấu đi hơn trong bối cảnh lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng trở lại và ngành chế tạo của Mỹ tăng với nhịp độ nhanh nhất trong năm tháng qua.
Châu Âu được đánh giá là yếu tố chủ chốt kéo chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm tới. Eurozone đã rơi trở lại suy thoái trong quý 3/2012 và tình thế này chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong quý 4/2012.
Trong tháng 11/2012, PMI trong lĩnh vực chế tạo của Eurozone nhích lên 46,2, mức khả quan nhất kể từ tháng 3/2012, song sự sụt giảm trong lĩnh vực dịch vụ - vốn đóng góp phần lớn cho nền kinh tế - khiến cho tình hình kinh tế khu vực này trở nên đáng lo ngại.
Các công ty trong lĩnh vực này, như ngân hàng, khách sạn và nhà hàng, hoạt động yếu và việc sa thải nhân công với mức độ nhanh hơn so với dự báo.
Theo số liệu của Markit, PMI lĩnh vực dịch vụ của Eurozone đã rớt xuống 45,7 trong tháng 11/2012, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 và thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó của các nhà kinh tế (rằng chỉ số này sẽ duy trì mức 46 của tháng 10/2012).
Markit cho hay PMI trong lĩnh vực dịch vụ đã ở dưới ngưỡng tăng trưởng (50 điểm) suốt 10 tháng qua và kết quả này là gợi ý cho thấy kinh tế Eurozone có thể giảm 0,5% trong quý này, mức sụt giảm tồi tệ nhất kể từ quý 1/2009.
Các công ty trong lĩnh vực dịch vụ hiện ngày càng bi quan về triển vọng trong năm tới hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ tháng 3/2009.
Khảo sát điều tra của Markit cũng cho thấy sức ép lạm phát đang giảm nhanh hơn, do các chỉ số đầu vào và đầu ra đều giảm.
Các khảo sát điều tra PMI cho thấy lĩnh vực dịch vụ đã kéo hoạt động kinh doanh của Đức giảm trong tháng thứ bảy liên tiếp, trong khi chỉ số PMI của Pháp báo hiệu nguy cơ kinh tế giảm mạnh trong quý này.
Trong bối cảnh nhiều nước thành viên Eurozone, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, phải đẩy mạnh việc thực thi các biện pháp khắc khổ để giảm nợ cùng với khả năng cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone thêm sâu sắc với việc bộ ba chủ nợ quốc tế trong tuần này đã không thể cung cấp khoản viện trợ cho Hy Lạp, triển vọng kinh tế Eurozone trong năm 2013 trở nên đáng lo ngại hơn.
Nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực "vượt khó" của kinh tế Trung Quốc, sau một năm 2012 đáng thất vọng.
Việc chỉ số PMI trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc tăng lên mức 50,4 trong tháng 11/2011, sau 13 tháng sụt giảm, là dấu hiệu rõ rệt cho thấy đà tăng trưởng của nước này đang hồi phục sau bảy quý tăng trưởng chậm lại liên tiếp./.
Như Mai (TTXVN)