Ngày 17/4, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Hội người mù thành phố tổ chức Festival Niềm tin và Ánh sáng lần thứ nhất, với sự có mặt của phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Đây là festival đầu tiên dành cho người khiếm thị Thủ đô, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng xã hội đối với những người khuyết tật. Đồng thời, thông qua festival, gửi tới cộng đồng xã hội thông điệp: “Nếu biết tạo cơ hội học tập, việc làm, hôn nhân, tâm lý xã hội, không kỳ thị - phân biệt đối xử với người khuyết tật, chắc chắn người khuyết tật sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội”.
Festival dành cho người khiếm thị Thủ đô được tổ chức nhân kỷ niệm 42 năm Ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2011), hưởng ứng Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Tại Festival, hơn 400 người khiếm thị cùng hơn 1.000 đoàn viên thanh niên, sinh viên 10 trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã cùng nhau tham gia các hoạt động như tổ chức các gian trại giới thiệu về hoạt động của hội người mù các quận, huyện, thị, sản phẩm do người khiếm thị làm ra; Hội thi “Người khiếm thị với Luật Bầu cử và Nghị quyết của Đảng”; tôn vinh 10 tấm gương người khiếm thị tiêu biểu; tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ; giao lưu với các tấm gương khiếm thị tiêu biểu giàu nghị lực...
Cũng tại đây, giáo sư-tiến sỹ Hoàng Chí Bảo đã có cuộc giao lưu và nói chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự lựa chọn lịch sử của Người nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã biểu dương sáng kiến của Thành đoàn và Hội Người mù thành phố Hà Nội trong việc tổ chức Festival Niềm tin và Ánh sáng.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong rằng những mô hình như thế này tiếp tục được các cấp bộ Đoàn và Hội Người mù Thủ đô Hà Nội và cả nước nhân rộng. Không những thế, các hoạt động hỗ trợ về học tập, dạy nghề, việc làm, sinh hoạt cho người khuyết tật và con em họ cần được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm hơn nữa theo hướng thiết thực, thường xuyên.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các bạn trẻ Thủ đô và mọi người dân luôn quan tâm, chia sẻ, cảm thông, tạo cơ hội cho người khuyết tật; hy vọng, người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung luôn vượt qua mặc cảm, tích cực học tập, rèn luyện, mạnh dạn tham gia các hoạt động của cộng đồng, tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp.
Hà Nội hiện có khoảng 12.000 người khiếm thị, rất nhiều người trong số đó đã trở thành những tấm gương về nghị lực, vượt lên số phận, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội, người khiếm thị vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt, tìm kiếm việc làm, hôn nhân, hòa nhập cộng đồng, tạo dựng cuộc sống ổn định. Một bộ phận xã hội vẫn kỳ thị, thiếu sự chia sẻ với người khiếm thị nói riêng và tàn tật nói chung.
Ban Tổ chức kỳ vọng việc tổ chức Festival lần này sẽ giúp loại bỏ dần sự kỳ thị và rào cản, xây dựng tình cảm, ý thức trách nhiệm của lớp trẻ với người khuyết tật. Đó sẽ là động lực quan trọng giúp người chịu thiệt thòi tiếp tục có thêm nghị lực, niềm tin để vươn lên trong cuộc sống, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội./.
Đây là festival đầu tiên dành cho người khiếm thị Thủ đô, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng xã hội đối với những người khuyết tật. Đồng thời, thông qua festival, gửi tới cộng đồng xã hội thông điệp: “Nếu biết tạo cơ hội học tập, việc làm, hôn nhân, tâm lý xã hội, không kỳ thị - phân biệt đối xử với người khuyết tật, chắc chắn người khuyết tật sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội”.
Festival dành cho người khiếm thị Thủ đô được tổ chức nhân kỷ niệm 42 năm Ngày thành lập Hội Người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2011), hưởng ứng Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Tại Festival, hơn 400 người khiếm thị cùng hơn 1.000 đoàn viên thanh niên, sinh viên 10 trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã cùng nhau tham gia các hoạt động như tổ chức các gian trại giới thiệu về hoạt động của hội người mù các quận, huyện, thị, sản phẩm do người khiếm thị làm ra; Hội thi “Người khiếm thị với Luật Bầu cử và Nghị quyết của Đảng”; tôn vinh 10 tấm gương người khiếm thị tiêu biểu; tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ; giao lưu với các tấm gương khiếm thị tiêu biểu giàu nghị lực...
Cũng tại đây, giáo sư-tiến sỹ Hoàng Chí Bảo đã có cuộc giao lưu và nói chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự lựa chọn lịch sử của Người nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã biểu dương sáng kiến của Thành đoàn và Hội Người mù thành phố Hà Nội trong việc tổ chức Festival Niềm tin và Ánh sáng.
Phó Chủ tịch Quốc hội mong rằng những mô hình như thế này tiếp tục được các cấp bộ Đoàn và Hội Người mù Thủ đô Hà Nội và cả nước nhân rộng. Không những thế, các hoạt động hỗ trợ về học tập, dạy nghề, việc làm, sinh hoạt cho người khuyết tật và con em họ cần được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm hơn nữa theo hướng thiết thực, thường xuyên.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các bạn trẻ Thủ đô và mọi người dân luôn quan tâm, chia sẻ, cảm thông, tạo cơ hội cho người khuyết tật; hy vọng, người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung luôn vượt qua mặc cảm, tích cực học tập, rèn luyện, mạnh dạn tham gia các hoạt động của cộng đồng, tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp.
Hà Nội hiện có khoảng 12.000 người khiếm thị, rất nhiều người trong số đó đã trở thành những tấm gương về nghị lực, vượt lên số phận, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội, người khiếm thị vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt, tìm kiếm việc làm, hôn nhân, hòa nhập cộng đồng, tạo dựng cuộc sống ổn định. Một bộ phận xã hội vẫn kỳ thị, thiếu sự chia sẻ với người khiếm thị nói riêng và tàn tật nói chung.
Ban Tổ chức kỳ vọng việc tổ chức Festival lần này sẽ giúp loại bỏ dần sự kỳ thị và rào cản, xây dựng tình cảm, ý thức trách nhiệm của lớp trẻ với người khuyết tật. Đó sẽ là động lực quan trọng giúp người chịu thiệt thòi tiếp tục có thêm nghị lực, niềm tin để vươn lên trong cuộc sống, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)