Theo tờ Thời báo New York (Mỹ) ngày 15/2, các nền kinh tế phát triển tiếp tục phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính, đang tìm kiếm biện pháp để giành lại động lực khi nền kinh tế toàn cầu thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.
Đây cũng sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình hội nghị của các Bộ trưởng Tài chính Nhóm 20 (G20) nền kinh tế hàng đầu thế giới được tổ chức tại Pháp vào cuối tuần này.
Các vấn đề - từng gây lo lắng cho các quan chức trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính như nguồn vốn không ổn định, sức ép tỷ giá và các khoản dự trữ ngoại tệ tăng nhanh - đang tạo ra động lực mới tại các thị trường mới nổi.
Ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gần đây cảnh báo rằng những vấn đề đó nếu không được giải quyết nhanh chóng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Sau khi giữ chức chủ tịch luân phiên của G20 từ tháng 1/2011, Pháp đang nỗ lực đề ra các nguyên tắc chỉ đạo, cảnh báo về những mâu thuẫn và thúc đẩy đối thoại.
Ngày 14/2, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde cho biết, hội nghị của các quan chức G20, tổ chức tại Paris ngày 19-20/2, sẽ thảo luận vấn đề nên sử dụng lĩnh vực nào trong chương trình kinh tế của một nước để giúp họ xác định các vấn đề lớn như cân bằng tài khoản vãng lai, hoặc cân bằng thương mại. Bà Lagarde cho rằng mặc dù quyết định các biện pháp có thể chỉ là vấn đề kỹ thuật, nhưng chúng cũng mang tính chất nhạy cảm chính trị.
Các nước khác, nhất là Mỹ, chỉ trích Trung Quốc tiếp tục giữ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp để giành lợi thế thương mại. Tỷ giá hối đoái trở thành vấn đề đặc biệt nhức nhối gần đây khi các khoản thâm hụt và thặng dư thương mại bắt đầu tăng ở nhiều nước.
Ngày 14/2, Chính phủ Trung Quốc cho biết thặng dư thương mại của nước này trong tháng 1/2011 thấp hơn dự kiến do nhập khẩu tăng so với xuất khẩu tháng thứ 4 liên tiếp. Nhưng các nhà kinh tế hy vọng thặng dư thương mại của các nước phát triển sẽ tăng sau dịp Tết Nguyên đán và tăng sức ép Bắc Kinh nâng giá đồng nhân dân tệ.
Các khoản thặng dư thương mại khổng lồ xuất hiện khi một nước xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Tình trạng đó khiến một số nước tại hội nghị Seoul tháng 11/2010 hết sức lo ngại và lên tiếng chỉ trích các nước khác đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách ghìm giá đồng nội tệ của họ ở mức thấp.
Cuộc thảo luận căng thẳng, ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế, đã đẩy Washington vào một cuộc khẩu chiến với Bắc Kinh về việc hai bên đang dùng thủ đoạn tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer kêu gọi các nước hợp tác nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Để xoa dịu vấn đề tiền tệ, Bộ trưởng Tài chính Pháp Lagarde cho biết, hội nghị G20 cũng sẽ thảo luận việc hình thành một giai đoạn quá độ hướng tới một chế độ tiền tệ toàn cầu trên cơ sở một số đồng tiền quốc tế. Một số quan chức của G20, IMF cũng như Trung Quốc đang thúc đẩy việc thay đổi đồng tiền dự trữ trên cơ sở một số đồng tiền được IMF xem xét, trong đó có đồng nhân dân tệ.
Bà Lagarde tuyên bối: "Chúng tôi không muốn quay lại tỷ giá hối đoái cố định hoặc xem xét vai trò của đồng USD. Tôi chắc Mỹ quan tâm đến vấn đề cải cách để xem xét việc cân bằng hơn giữa đồng USD và các đồng tiền khác." Ngoài ra, các quan chức G20 cũng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm điều chỉnh những mất cân bằng khác, trong đó có giá lương thực và hàng loạt hàng hóa đang tăng mạnh trên toàn cầu./.
Đây cũng sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình hội nghị của các Bộ trưởng Tài chính Nhóm 20 (G20) nền kinh tế hàng đầu thế giới được tổ chức tại Pháp vào cuối tuần này.
Các vấn đề - từng gây lo lắng cho các quan chức trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính như nguồn vốn không ổn định, sức ép tỷ giá và các khoản dự trữ ngoại tệ tăng nhanh - đang tạo ra động lực mới tại các thị trường mới nổi.
Ông Dominique Strauss-Kahn, Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gần đây cảnh báo rằng những vấn đề đó nếu không được giải quyết nhanh chóng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Sau khi giữ chức chủ tịch luân phiên của G20 từ tháng 1/2011, Pháp đang nỗ lực đề ra các nguyên tắc chỉ đạo, cảnh báo về những mâu thuẫn và thúc đẩy đối thoại.
Ngày 14/2, Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde cho biết, hội nghị của các quan chức G20, tổ chức tại Paris ngày 19-20/2, sẽ thảo luận vấn đề nên sử dụng lĩnh vực nào trong chương trình kinh tế của một nước để giúp họ xác định các vấn đề lớn như cân bằng tài khoản vãng lai, hoặc cân bằng thương mại. Bà Lagarde cho rằng mặc dù quyết định các biện pháp có thể chỉ là vấn đề kỹ thuật, nhưng chúng cũng mang tính chất nhạy cảm chính trị.
Các nước khác, nhất là Mỹ, chỉ trích Trung Quốc tiếp tục giữ giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp để giành lợi thế thương mại. Tỷ giá hối đoái trở thành vấn đề đặc biệt nhức nhối gần đây khi các khoản thâm hụt và thặng dư thương mại bắt đầu tăng ở nhiều nước.
Ngày 14/2, Chính phủ Trung Quốc cho biết thặng dư thương mại của nước này trong tháng 1/2011 thấp hơn dự kiến do nhập khẩu tăng so với xuất khẩu tháng thứ 4 liên tiếp. Nhưng các nhà kinh tế hy vọng thặng dư thương mại của các nước phát triển sẽ tăng sau dịp Tết Nguyên đán và tăng sức ép Bắc Kinh nâng giá đồng nhân dân tệ.
Các khoản thặng dư thương mại khổng lồ xuất hiện khi một nước xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Tình trạng đó khiến một số nước tại hội nghị Seoul tháng 11/2010 hết sức lo ngại và lên tiếng chỉ trích các nước khác đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách ghìm giá đồng nội tệ của họ ở mức thấp.
Cuộc thảo luận căng thẳng, ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định bơm thêm 600 tỷ USD vào nền kinh tế, đã đẩy Washington vào một cuộc khẩu chiến với Bắc Kinh về việc hai bên đang dùng thủ đoạn tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer kêu gọi các nước hợp tác nếu không sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Để xoa dịu vấn đề tiền tệ, Bộ trưởng Tài chính Pháp Lagarde cho biết, hội nghị G20 cũng sẽ thảo luận việc hình thành một giai đoạn quá độ hướng tới một chế độ tiền tệ toàn cầu trên cơ sở một số đồng tiền quốc tế. Một số quan chức của G20, IMF cũng như Trung Quốc đang thúc đẩy việc thay đổi đồng tiền dự trữ trên cơ sở một số đồng tiền được IMF xem xét, trong đó có đồng nhân dân tệ.
Bà Lagarde tuyên bối: "Chúng tôi không muốn quay lại tỷ giá hối đoái cố định hoặc xem xét vai trò của đồng USD. Tôi chắc Mỹ quan tâm đến vấn đề cải cách để xem xét việc cân bằng hơn giữa đồng USD và các đồng tiền khác." Ngoài ra, các quan chức G20 cũng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm điều chỉnh những mất cân bằng khác, trong đó có giá lương thực và hàng loạt hàng hóa đang tăng mạnh trên toàn cầu./.
Nguyễn Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+)