Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 632 dự án khu đô thị mới với tổng diện tích 101.886ha.
Trong đó, miền Bắc có 282 dự án với 37.954ha; miền Trung 56 dự án, diện tích 14.820ha; miền Nam có 294 dự án, chiếm 49.112ha. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 19 tỉnh chưa có dự án khu đô thị mới.
Các dự án khu đô thị mới được đầu tư xây dựng tập trung tại vùng đồng bằng, duyên hải, đô thị lớn và vừa (đô thị từ loại 3 trở lên). Trong số này, các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 200ha chiếm tới 538 dự án.
Các dự án khu đô thị mới có quy mô từ 200ha đến 1.000ha chưa được đầu tư xây dựng nhiều, chỉ có khoảng 80 dự án; khu đô thị mới với quy mô chiếm đất theo quy hoạch từ 1.000ha trở lên chỉ có 14 dự án.
Quy mô các khu đô thị mới khác nhau nên trong quá trình phát triển đã nảy sinh một số tồn tại. Hiện nay mới chỉ có quy định quy mô tối thiểu về diện tích khi xây dựng các khu đô thị mới nhưng không quy định quy mô tối đa nên xuất hiện một số khu đô thị mới có diện tích lớn hơn 1.000ha, và thậm chí còn lớn hơn nữa.
Trong khi các quy định tại Nghị định số 02/2006/NĐ-CP đã nêu rõ khu đô thị mới phải đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, nhưng trên thực tế, chủ đầu tư thường tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trước còn hạ tầng xã hội lại triển khai chậm hơn nhiều nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân khu vực này.
Đó là chưa kể hình dạng các khu đất xây dựng khu đô thị mới không gọn trong các ô phố theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết mà thường dựa vào khả năng giải phóng mặt bằng để triển khai khiến nhiều khu đô thị mới tuy có quy hoạch nhưng lại thiếu đồng bộ với khu vực lân cận và tổng thể chung.
Để khắc phục những nhược điểm này, Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng cần nghiên cứu giới hạn tối đa quy mô diện tích đất xây dựng khu đô thị mới và kiểm soát chặt chẽ hơn điều lệ quản lý để dự án có sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo tiến độ.
Mặt bằng dự án khu đô thị mới cũng phải đảm bảo mỹ quan và được thực hiện phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết./.
Trong đó, miền Bắc có 282 dự án với 37.954ha; miền Trung 56 dự án, diện tích 14.820ha; miền Nam có 294 dự án, chiếm 49.112ha. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn 19 tỉnh chưa có dự án khu đô thị mới.
Các dự án khu đô thị mới được đầu tư xây dựng tập trung tại vùng đồng bằng, duyên hải, đô thị lớn và vừa (đô thị từ loại 3 trở lên). Trong số này, các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 200ha chiếm tới 538 dự án.
Các dự án khu đô thị mới có quy mô từ 200ha đến 1.000ha chưa được đầu tư xây dựng nhiều, chỉ có khoảng 80 dự án; khu đô thị mới với quy mô chiếm đất theo quy hoạch từ 1.000ha trở lên chỉ có 14 dự án.
Quy mô các khu đô thị mới khác nhau nên trong quá trình phát triển đã nảy sinh một số tồn tại. Hiện nay mới chỉ có quy định quy mô tối thiểu về diện tích khi xây dựng các khu đô thị mới nhưng không quy định quy mô tối đa nên xuất hiện một số khu đô thị mới có diện tích lớn hơn 1.000ha, và thậm chí còn lớn hơn nữa.
Trong khi các quy định tại Nghị định số 02/2006/NĐ-CP đã nêu rõ khu đô thị mới phải đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, nhưng trên thực tế, chủ đầu tư thường tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trước còn hạ tầng xã hội lại triển khai chậm hơn nhiều nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân khu vực này.
Đó là chưa kể hình dạng các khu đất xây dựng khu đô thị mới không gọn trong các ô phố theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết mà thường dựa vào khả năng giải phóng mặt bằng để triển khai khiến nhiều khu đô thị mới tuy có quy hoạch nhưng lại thiếu đồng bộ với khu vực lân cận và tổng thể chung.
Để khắc phục những nhược điểm này, Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng cần nghiên cứu giới hạn tối đa quy mô diện tích đất xây dựng khu đô thị mới và kiểm soát chặt chẽ hơn điều lệ quản lý để dự án có sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo tiến độ.
Mặt bằng dự án khu đô thị mới cũng phải đảm bảo mỹ quan và được thực hiện phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)