Gần 17.000 nhân viên y tế ở Italy mắc COVID-19, đa số là nữ giới

Theo thống kê mới nhất của Worldometers, tính đến 7 giờ sáng 18/4, số ca mắc COVID-19 tại Italy là 172.434 người, trong đó 22.745 người tử vong, 42.727 ca hồi phục
Gần 17.000 nhân viên y tế ở Italy mắc COVID-19, đa số là nữ giới ảnh 1Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy ngày 8/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo AFP, ngày 17/4, Viện Y tế cấp cao Italy (ISS) cho biết gần 17.000 nhân viên y tế đã nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Italy, hơn 2/3 trong số đó là nữ giới.

Con số này tương đương với 10% số ca nhiễm chính thức được ghi nhận tại Italy.

ISS không báo cáo số ca tử vong do COVID-19 trong đội ngũ nhân viên y tế, song một nghiên cứu do Hiệp hội bác sỹ Italy (FNOMCeO) công bố ngày 16/4 cho thấy dịch bệnh COVID-19 đã khiến 125 bác sỹ tại Italy tử vong.

[Số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn thế giới vượt ngưỡng 150.000 người]

Thông tin truyền thông ngày 17/4 cũng cho hay ít nhất 34 y tá đã qua đời do dịch bệnh. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Italy lên tới 22.170 người, song các y bác sỹ cho rằng con số thực tế có thể gấp đôi con số được công bố chính thức tại một số tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.

Một số bác sỹ Italy đã bày tỏ lo ngại rằng những nhân viên y tế mắc COVID-19 có thể đã vô tình lây nhiễm bệnh cho các bệnh nhân của họ trong những tuần đầu dịch bệnh bùng phát.

Theo thống kê mới nhất của Worldometers, tính đến 7 giờ sáng 18/4, số ca mắc COVID-19 tại Italy là 172.434 người, trong đó 22.745 người tử vong, 42.727 ca hồi phục./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.