Gần 2 triệu trẻ em ở Bắc Ấn Độ phải sơ tán vì lũ

Lũ lụt trong hơn 3 tháng qua đã khiến 1,8 triệu trẻ em ở bang Assam phải sơ tán, rơi vào tình trạng thiếu lương thực, nước sạch.
Theo thống kê công bố ngày 15/10 của tổ chức phi chính phủ "Hãy cứu lấy trẻ em,"trong hơn ba tháng qua đã có 1,8 triệu trẻ em ở bang Assam của Ấn Độ phải sơtán, rơi vào tình trạng thiếu lương thực, nước sạch và bị dịch bệnh đe dọa.

Đó là hậu quả của ba trận lũ lớn hoành hành khắp bang miền Bắc Ấn Độ này từ cuốitháng Sáu đến tháng Chín vừa qua, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,89 triệu dân ởđây.

Đến thăm bang Assam, Giám đốc điều hành tổ chức "Hãy cứu lấy trẻ em," ông ThomasChandy cho biết những trẻ em này không có khả năng chống chọi với thiên tai nhưlũ lụt, động đất hay sóng thần, cũng không thể chịu đựng những khó khăn do phảisơ tán, không có chế độ ăn uống hợp lý do thiếu thực phẩm và nước sạch, sức khỏekhông được đảm bảo do điều kiện vệ sinh kém làm lây lan các bệnh như tiêu chảyvà nhiều bệnh khác.

[75 người thiệt mạng do mưa lũ ở Ấn Độ, Pakistan]

Lũ lụt làm đảo lộn cuộc sống của các em, việc học hành gián đoạn do trường lớpđóng cửa cũng ảnh hưởng đến phát triển tư duy của trẻ.

Để hỗ trợ các nạn nhân nhỏ tuổi trong đợt lũ lụt này, tổ chức "Hãy cứu lấy trẻem" đã viện trợ lương thực, nước uống, tạo sân chơi và môi trường học tập chocác em, đồng thời giúp đỡ gia đình các em bằng cách cung cấp dụng cụ y tế cầnthiết và lều bạt để làm chỗ cư trú tạm thời./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.