Không quản mưa nắng, hàng ngày chăm chỉ vượt gần chục cây số đường rừng núi đi dạy chữ cho học sinh ở bản người Mông, đó là công việc thầm lặng nhưng hết sức cao cả của những giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở Tà Ngào (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) trong gần 20 năm qua.
Bản người Mông thuộc thôn 10C, cách trung tâm xã Lộc Thành hơn mười cây số. Từ năm 1992, những hộ người Mông đầu tiên di dân vào lập bản, lập làng.
Sau vài năm trụ lại ở vùng rừng núi hoang vu, người trong làng nhận thấy cần phải có trường lớp cho con em mình học cái chữ. Thế là dân trong làng xin phép chính quyền, cùng nhau lên rừng chặt tre, cắt lá tranh về dựng trường, đóng bàn ghế.
Năm 1995 là năm học đầu tiên của thầy trò học sinh làng Mông, cái tên Phân hiệu làng Mông (thuộc trường tiểu học Lộc Thành A) bắt đầu từ đó.
Cô Lý Thị Mỵ (sinh năm 1968, người làng Mông), giáo viên đứng lớp đầu tiên của phân hiệu làng Mông, tâm sự: “Lớp học ngày ấy còn khó khăn và hoang sơ lắm nhưng tâm tư, nguyện vọng của mình là để con em trong bản biết chữ nên cả cô và trò đều cố gắng vượt qua khó khăn”.
Vì trường khi mới thành lập chỉ dạy hết lớp Một, nên lên lớp Hai các em phải ra Lộc Thành học tiếp. Do đường xa vất vả nên đa số các em đều bỏ học giữa chừng. Thấy học sinh lần lượt học xong lớp Một rồi bỏ học, cô Mỵ xót xa quá mới xin với ban giám hiệu cho mở thêm lớp Hai, lớp Ba. Được mở thêm lớp, học sinh đông hơn nên việc dạy và học của cô trò ở trường càng thêm vất vả.
“Khi đó một mình tôi phải dạy ba lớp ghép, mệt nhưng mà vui, nhiều khi cô trò học đến 12 giờ mới nghỉ. Tôi còn dặn các em là sáng trước khi đi học phải ăn cho no để ngồi học với cô đến trưa mới được về” – Cô Mỵ chia sẻ.
Đến năm học 2001-2002, trường có thêm bốn giáo viên tăng cường và mở thêm lớp Năm, rồi sau đó tách khỏi trường Lộc Thành A, về trực thuộc trường Tiểu học và trung học cơ sở Tà Ngào, vẫn với tên gọi Phân hiệu làng Mông như hiện nay.
Cũng trong năm 2001, niềm hạnh phúc của thầy trò làng Mông càng được nhân lên khi trường bắt đầu được xây mới với nhiều phòng học hơn, trang thiết bị đầy đủ hơn.
Hiện nay, dù đã theo chồng ra định cư ở xã Đại Lào (thành phố Bảo Lộc) cách trường khoảng 10 cây số nhưng hàng ngày cô Mỵ vẫn đều đặn đến trường. Cô Mỵ tâm sự: “Nhiều người cứ nói mình xin ra ngoài kia dạy cho gần nhà nhưng người trong làng đã tin tưởng mình suốt bao năm qua, giờ bỏ đi không nỡ”.
Hiện Phân hiệu làng Mông có các lớp học từ 1 – 9 và có 127 học sinh theo học, 19 giáo viên giảng dạy. Hầu hết các học sinh ở đây là người Mông, còn lại là người Kinh, Tày, Nùng, Dao…
Sau nhiều năm, những lớp học trò đầu tiên của trường làng Mông đã hoàn thành việc học, trưởng thành trong xã hội. Vui mừng hơn là một số học sinh của trường còn thi đỗ cao đẳng, trung cấp, học ra trường và có nghề nghiệp ổn định.
Tuy nhiên, khó khăn của các thầy cô trong những năm qua là việc duy trì học sinh bởi nhiều em hay bị gia đình cho nghỉ ngang. Kim Duyên, học sinh lớp 6, tâm sự: “Nhà em có hai anh chị học đến lớp 6 rồi nghỉ. Còn em thì mẹ nói nếu học mà bị ở lại lớp thì mẹ cũng cho nghỉ nên em sẽ cố gắng học thật giỏi, những năm qua em đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi đó”.
Ngoài điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thì hiện tại làng Mông còn có thêm điểm trường mầm non của trường mầm non Lộc Thành A. Trường mầm non có 32 học sinh, chăm nom con em cho người trong làng yên tâm lao động, sản xuất trong suốt nhiều năm qua.
Gần 12 giờ trưa, tranh thủ lúc học sinh đang ăn cơm, cô giáo trẻ Hồ Thị Hạnh (quê Nghệ An) vội sang nhà người dân cạnh trường ăn tạm tô mì gói cho qua bữa. Ngày nào cũng vậy, một mình cô giáo Hạnh “chiến đấu” với 32 học sinh mầm non từ sáng đến tối.
Hạnh nói: “Em ở nhờ nhà người quen ngoài Lộc Thành, cứ sáng sớm là vào trường, tối mới về. Thời gian đầu chưa quen, chạy xe bị ngã liên tục cũng nản lòng lắm nhưng giờ thì quen rồi, đi dạy lại thấy vui”.
Theo thầy Trương Văn Liền, Hiệu trưởng trường tiểu học và trung học cơ sở Tà Ngào, sắp tới Phân hiệu làng Mông sẽ được xây dựng thêm hệ thống nhà vệ sinh, cổng rào, sân trường… Qua đó sẽ tạo điều kiện để thầy trò trường làng Mông tiếp tục duy trì sự nghiệp "trồng người".
Hiện nay, tuyến đường từ trung tâm xã Lộc Thành đến làng Mông cũng đang được mở rộng, nâng cấp trải nhựa, điều đó sẽ giúp các giáo viên dễ dàng hơn khi đến gieo chữ cho những học sinh làng Mông dưới chân núi Chúa./.
Bản người Mông thuộc thôn 10C, cách trung tâm xã Lộc Thành hơn mười cây số. Từ năm 1992, những hộ người Mông đầu tiên di dân vào lập bản, lập làng.
Sau vài năm trụ lại ở vùng rừng núi hoang vu, người trong làng nhận thấy cần phải có trường lớp cho con em mình học cái chữ. Thế là dân trong làng xin phép chính quyền, cùng nhau lên rừng chặt tre, cắt lá tranh về dựng trường, đóng bàn ghế.
Năm 1995 là năm học đầu tiên của thầy trò học sinh làng Mông, cái tên Phân hiệu làng Mông (thuộc trường tiểu học Lộc Thành A) bắt đầu từ đó.
Cô Lý Thị Mỵ (sinh năm 1968, người làng Mông), giáo viên đứng lớp đầu tiên của phân hiệu làng Mông, tâm sự: “Lớp học ngày ấy còn khó khăn và hoang sơ lắm nhưng tâm tư, nguyện vọng của mình là để con em trong bản biết chữ nên cả cô và trò đều cố gắng vượt qua khó khăn”.
Vì trường khi mới thành lập chỉ dạy hết lớp Một, nên lên lớp Hai các em phải ra Lộc Thành học tiếp. Do đường xa vất vả nên đa số các em đều bỏ học giữa chừng. Thấy học sinh lần lượt học xong lớp Một rồi bỏ học, cô Mỵ xót xa quá mới xin với ban giám hiệu cho mở thêm lớp Hai, lớp Ba. Được mở thêm lớp, học sinh đông hơn nên việc dạy và học của cô trò ở trường càng thêm vất vả.
“Khi đó một mình tôi phải dạy ba lớp ghép, mệt nhưng mà vui, nhiều khi cô trò học đến 12 giờ mới nghỉ. Tôi còn dặn các em là sáng trước khi đi học phải ăn cho no để ngồi học với cô đến trưa mới được về” – Cô Mỵ chia sẻ.
Đến năm học 2001-2002, trường có thêm bốn giáo viên tăng cường và mở thêm lớp Năm, rồi sau đó tách khỏi trường Lộc Thành A, về trực thuộc trường Tiểu học và trung học cơ sở Tà Ngào, vẫn với tên gọi Phân hiệu làng Mông như hiện nay.
Cũng trong năm 2001, niềm hạnh phúc của thầy trò làng Mông càng được nhân lên khi trường bắt đầu được xây mới với nhiều phòng học hơn, trang thiết bị đầy đủ hơn.
Hiện nay, dù đã theo chồng ra định cư ở xã Đại Lào (thành phố Bảo Lộc) cách trường khoảng 10 cây số nhưng hàng ngày cô Mỵ vẫn đều đặn đến trường. Cô Mỵ tâm sự: “Nhiều người cứ nói mình xin ra ngoài kia dạy cho gần nhà nhưng người trong làng đã tin tưởng mình suốt bao năm qua, giờ bỏ đi không nỡ”.
Hiện Phân hiệu làng Mông có các lớp học từ 1 – 9 và có 127 học sinh theo học, 19 giáo viên giảng dạy. Hầu hết các học sinh ở đây là người Mông, còn lại là người Kinh, Tày, Nùng, Dao…
Sau nhiều năm, những lớp học trò đầu tiên của trường làng Mông đã hoàn thành việc học, trưởng thành trong xã hội. Vui mừng hơn là một số học sinh của trường còn thi đỗ cao đẳng, trung cấp, học ra trường và có nghề nghiệp ổn định.
Tuy nhiên, khó khăn của các thầy cô trong những năm qua là việc duy trì học sinh bởi nhiều em hay bị gia đình cho nghỉ ngang. Kim Duyên, học sinh lớp 6, tâm sự: “Nhà em có hai anh chị học đến lớp 6 rồi nghỉ. Còn em thì mẹ nói nếu học mà bị ở lại lớp thì mẹ cũng cho nghỉ nên em sẽ cố gắng học thật giỏi, những năm qua em đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi đó”.
Ngoài điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thì hiện tại làng Mông còn có thêm điểm trường mầm non của trường mầm non Lộc Thành A. Trường mầm non có 32 học sinh, chăm nom con em cho người trong làng yên tâm lao động, sản xuất trong suốt nhiều năm qua.
Gần 12 giờ trưa, tranh thủ lúc học sinh đang ăn cơm, cô giáo trẻ Hồ Thị Hạnh (quê Nghệ An) vội sang nhà người dân cạnh trường ăn tạm tô mì gói cho qua bữa. Ngày nào cũng vậy, một mình cô giáo Hạnh “chiến đấu” với 32 học sinh mầm non từ sáng đến tối.
Hạnh nói: “Em ở nhờ nhà người quen ngoài Lộc Thành, cứ sáng sớm là vào trường, tối mới về. Thời gian đầu chưa quen, chạy xe bị ngã liên tục cũng nản lòng lắm nhưng giờ thì quen rồi, đi dạy lại thấy vui”.
Theo thầy Trương Văn Liền, Hiệu trưởng trường tiểu học và trung học cơ sở Tà Ngào, sắp tới Phân hiệu làng Mông sẽ được xây dựng thêm hệ thống nhà vệ sinh, cổng rào, sân trường… Qua đó sẽ tạo điều kiện để thầy trò trường làng Mông tiếp tục duy trì sự nghiệp "trồng người".
Hiện nay, tuyến đường từ trung tâm xã Lộc Thành đến làng Mông cũng đang được mở rộng, nâng cấp trải nhựa, điều đó sẽ giúp các giáo viên dễ dàng hơn khi đến gieo chữ cho những học sinh làng Mông dưới chân núi Chúa./.
Nguyễn Dũng (TTXVN)