Người Hà Nội hầu như ai cũng biết tới xác chiếc máy bay B52 ở Hồ Hữu Tiệp, thuộc làng Ngọc Hà, biểu tượng cho tinh thần quật khởi của nhân dân thủ đô.
Nhưng ít ai biết rằng người chỉ huy đội pháo phòng không bắn hạ chiếc máy bay đó là người lính quê ở Hải Dương, nay đã là cụ già với khuôn mặt quắc thước, cùng lối kể chuyện rất truyền cảm.
Ông là Phạm Văn Chắt, năm nay đã ở tuổi 75, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 72 thuộc Trung đoàn 285 Phạm Văn Chắt năm xưa vẫn rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông càng minh mẫn hơn khi nhớ lại những giây phút hào hùng cùng quân và dân cả nước quyết tử bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
Khi nhắc đến giây phút làm nên lịch sử bắn rơi máy bay B52 xuống hồ Hữu Tiệp, ông Chắt bắt đầu câu chuyện bằng lời dặn của Bác khi Người về thăm Quân chủng Phòng không Không quân vào tháng 9/1967.
Ông kể thời gian Bác Hồ đến thăm đơn vị là thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc lần thứ nhất. Bác đã dặn: “Sớm muộn Mỹ sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, các chú nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, Mỹ đã hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ cũng sẽ nhất định thua nhưng chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.”
Và đúng như lời tiên đoán của Người, Mỹ đã thực hiện chiến dịch hủy diệt Hà Nội, quyết đưa Thủ đô của ta về thời kỳ đồ đá bằng không lực.
Ông nhớ lại, đêm 23/12/1972, khi đó Tiểu đoàn 72 được giao nhiệm vụ đánh địch bảo vệ thành phố Hải Phòng. Đang đánh, Tiểu đoàn nhận lệnh hành quân khẩn về Hà Nội để tăng cường bảo vệ Thủ đô. Bằng kinh nghiệm 7 năm chiến đấu ở cả 3 dạng chiến trường đồng bằng, ven biển, miền núi, ông đã chỉ huy Tiểu đoàn hành quân gấp về Thủ đô với phương châm “Đi nhanh, đến đủ, trụ vững, đánh thắng, đơn vị an toàn.”
Ngay trong đêm đó, Tiểu đoàn có mặt tại trận địa Đại Chu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Ngần ấy thời gian đã qua đi nhưng vị Tiểu đoàn trưởng vẫn không quên một chi tiết nào, ông Chắt vẫn nhớ như in khoảnh khắc làm nên hình tượng của chiến dịch lịch sử đó.
Ông kể tiếp: khoảng 23 giờ, radar phát hiện có một tốp B52 tiến về hướng Hà Nội. Khi máy bay địch vào trong cự ly có lợi cho xạ kích, tôi ra lệnh phát sóng, ba trắc thủ đã tóm gọn mục tiêu trên màn hình sóng.
Cảm nhận thấy mục tiêu di chuyển vào điểm “chết,” ông Chắt đã ra lệnh cho sỹ quan điều khiển hành động ngay. Sau khẩu lệnh, hai dòng lửa vụt sáng xé tan màn đêm, rồi một chùm lửa bùng lớn cháy thắp sáng một góc trời. Lặng im trong khoảnh khắc rồi cả trận địa vỡ òa hô vang “Nó (B52) cháy rồi!”. Đó chính là chiếc máy bay rơi xuống làng hoa Ngọc Hà đêm 27/12/1972 khi mà chúng chưa kịp cắt bom hủy hoại Thủ đô Hà Nội.
Sau khi chiếc máy bay cháy, 6 tên giặc lái, trong đó có 2 thiếu tá, 2 đại úy, 1 trung úy và 1 thượng sỹ đã rơi xuống bầu trời Hà Nội (2 tên chết còn 4 tên bị bắt sống).
Ngay sáng sớm 28/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt tại hiện trường động viên khen ngợi Tiểu đoàn: “Đây là một trận đánh thắng B52 của Bộ đội tên lửa Việt Nam thật đặc biệt xuất sắc mà Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 đã góp công lớn làm nên chiến thắng oai hùng đó.”
Hình ảnh thân xác chiếc máy bay B52 ngâm mình trong làn nước của hồ Hữu Tiệp năm xưa đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân đất Việt và trở thành biểu tượng của chiến thắng lịch sử “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Dấu ấn lịch sử còn đó. Những nhân chứng của trận chiến thắng oai hùng giờ đây vẫn đang sống bình dị giữa đời thường. Tổ quốc mãi ghi công những người anh hùng như ông Chắt...
Nhưng khi nhắc đến câu chuyện về vị Tiểu đoàn trưởng này, Thượng tá Phùng Đức Quang (hiện là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 285, thuộc Sư đoàn 363) trăn trở khi được biết ông Phạm Văn Chắt chưa một lần được Nhà nước, các cấp, ngành phong tặng danh hiệu gì, dù chỉ là một tấm Giấy khen cho chiến công oanh liệt đó./.
Nhưng ít ai biết rằng người chỉ huy đội pháo phòng không bắn hạ chiếc máy bay đó là người lính quê ở Hải Dương, nay đã là cụ già với khuôn mặt quắc thước, cùng lối kể chuyện rất truyền cảm.
Ông là Phạm Văn Chắt, năm nay đã ở tuổi 75, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 72 thuộc Trung đoàn 285 Phạm Văn Chắt năm xưa vẫn rất nhanh nhẹn và minh mẫn. Ông càng minh mẫn hơn khi nhớ lại những giây phút hào hùng cùng quân và dân cả nước quyết tử bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
Khi nhắc đến giây phút làm nên lịch sử bắn rơi máy bay B52 xuống hồ Hữu Tiệp, ông Chắt bắt đầu câu chuyện bằng lời dặn của Bác khi Người về thăm Quân chủng Phòng không Không quân vào tháng 9/1967.
Ông kể thời gian Bác Hồ đến thăm đơn vị là thời điểm đỉnh cao của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc lần thứ nhất. Bác đã dặn: “Sớm muộn Mỹ sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, các chú nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, Mỹ đã hủy diệt thủ đô Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ cũng sẽ nhất định thua nhưng chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.”
Và đúng như lời tiên đoán của Người, Mỹ đã thực hiện chiến dịch hủy diệt Hà Nội, quyết đưa Thủ đô của ta về thời kỳ đồ đá bằng không lực.
Ông nhớ lại, đêm 23/12/1972, khi đó Tiểu đoàn 72 được giao nhiệm vụ đánh địch bảo vệ thành phố Hải Phòng. Đang đánh, Tiểu đoàn nhận lệnh hành quân khẩn về Hà Nội để tăng cường bảo vệ Thủ đô. Bằng kinh nghiệm 7 năm chiến đấu ở cả 3 dạng chiến trường đồng bằng, ven biển, miền núi, ông đã chỉ huy Tiểu đoàn hành quân gấp về Thủ đô với phương châm “Đi nhanh, đến đủ, trụ vững, đánh thắng, đơn vị an toàn.”
Ngay trong đêm đó, Tiểu đoàn có mặt tại trận địa Đại Chu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Ngần ấy thời gian đã qua đi nhưng vị Tiểu đoàn trưởng vẫn không quên một chi tiết nào, ông Chắt vẫn nhớ như in khoảnh khắc làm nên hình tượng của chiến dịch lịch sử đó.
Ông kể tiếp: khoảng 23 giờ, radar phát hiện có một tốp B52 tiến về hướng Hà Nội. Khi máy bay địch vào trong cự ly có lợi cho xạ kích, tôi ra lệnh phát sóng, ba trắc thủ đã tóm gọn mục tiêu trên màn hình sóng.
Cảm nhận thấy mục tiêu di chuyển vào điểm “chết,” ông Chắt đã ra lệnh cho sỹ quan điều khiển hành động ngay. Sau khẩu lệnh, hai dòng lửa vụt sáng xé tan màn đêm, rồi một chùm lửa bùng lớn cháy thắp sáng một góc trời. Lặng im trong khoảnh khắc rồi cả trận địa vỡ òa hô vang “Nó (B52) cháy rồi!”. Đó chính là chiếc máy bay rơi xuống làng hoa Ngọc Hà đêm 27/12/1972 khi mà chúng chưa kịp cắt bom hủy hoại Thủ đô Hà Nội.
Sau khi chiếc máy bay cháy, 6 tên giặc lái, trong đó có 2 thiếu tá, 2 đại úy, 1 trung úy và 1 thượng sỹ đã rơi xuống bầu trời Hà Nội (2 tên chết còn 4 tên bị bắt sống).
Ngay sáng sớm 28/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt tại hiện trường động viên khen ngợi Tiểu đoàn: “Đây là một trận đánh thắng B52 của Bộ đội tên lửa Việt Nam thật đặc biệt xuất sắc mà Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 đã góp công lớn làm nên chiến thắng oai hùng đó.”
Hình ảnh thân xác chiếc máy bay B52 ngâm mình trong làn nước của hồ Hữu Tiệp năm xưa đã in sâu vào tâm trí của mỗi người dân đất Việt và trở thành biểu tượng của chiến thắng lịch sử “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Dấu ấn lịch sử còn đó. Những nhân chứng của trận chiến thắng oai hùng giờ đây vẫn đang sống bình dị giữa đời thường. Tổ quốc mãi ghi công những người anh hùng như ông Chắt...
Nhưng khi nhắc đến câu chuyện về vị Tiểu đoàn trưởng này, Thượng tá Phùng Đức Quang (hiện là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 285, thuộc Sư đoàn 363) trăn trở khi được biết ông Phạm Văn Chắt chưa một lần được Nhà nước, các cấp, ngành phong tặng danh hiệu gì, dù chỉ là một tấm Giấy khen cho chiến công oanh liệt đó./.
Hoàng Ngọc (TTXVN)