Tên ông Nguyễn Văn Thao được nhắc đến trong lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc như một huyền thoại chiến đấu quả cảm, anh hùng và là nỗi khiếp sợ của Không quân Mỹ-Ngụy.
Người dân xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường mến yêu gọi ông là "con người của những chiến công." Ông đã 13 lần được tặng danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ," 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng và vinh dự lớn nhất là năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Là chiến sỹ C3 D72 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân, vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Nguyễn Văn Thoa đã lập một chiến công đầy ý nghĩa đúng vào thời khắc lịch sử của đất nước, đó là bắn rơi 1 chiếc máy bay của địch tại xã Tân Thới Hiệp, huyện Hoóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Bắc Sân bay Tân Sơn Nhất), chỉ cách giờ "đất nước trọn niềm vui" chiến thắng hai tiếng đồng hồ. Đây cũng chính là chiếc máy bay cuối cùng của đế quốc Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ở tuổi 64, ông Thao vẫn dẻo dai và bền bỉ. Sức bền bỉ được dày công tôi luyện trong chiến trường năm xưa và cuộc sống đời thường ngày hôm nay. Ông kể mùa Xuân năm 1971, khi vừa tròn 19 tuổi, tốt nghiệp Trường phổ thông trung học Lê Xoay, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt. Tạm gác lại ước mơ vào học đại học, ông lên đường nhập ngũ và được điều động về C3 D72 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân.
Trước yêu cầu cấp thiết của tiền tuyến, ông chỉ có 4 tháng học tên lửa vác vai A72, kết thúc khóa học ngắn ngủi, ông trở về C3 D 172 F77 (là một trong ba sư đoàn chủ lực) cùng đơn vị vượt Trường Sơn vào thẳng chiến trường miền Đông Nam Bộ với nhiệm vụ chốt chặn, không cho địch ở Sài Gòn hỗ trợ, giải vây cho đồng bọn trên các trận địa phía ngoài.
Bằng những kiến thức đã học, lại thông minh, nhanh nhẹn ông đã vận dụng những bài học ở trường, ở lớp vào thực tế chiến đấu có hiệu quả như tính được tốc độ bay của đầu đạn, tốc độ của từng loại máy bay để có thể ngắm, bắn chính xác.
Năm 1972, đứng trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh,” đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân thuộc loại hiện đại nhất vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam.
Ngày 5/4/1972, một tốp máy bay của Mỹ, do 1 chiếc “cá lẹp” chỉ huy cùng 20 chiếc trực thăng và 1 chiếc L19 ầm ầm kéo vào bắn phá, gây tội ác ở khu vực Minh Thạnh (Tây Ninh).
Được lệnh chiến đấu, Nguyễn Văn Thoa đã nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa, thao tác chính xác, sau 37 giây, quả đạn đầu tiên đã được phóng đi trúng đích, một chiếc HU1A trúng đạn, nổ tung trên bầu trời trước niềm hân hoan, vui sướng của đồng đội.
Phát huy kinh nghiệm ở trận chiến thắng đầu tiên, những ngày sau ông liên tiếp lập công, trong tháng 4/1972, với 3 quả đạn, ông đã tiêu diệt gọn 3 chiếc máy bay của địch.
Tháng 2/1973, đơn vị của Nguyễn Văn Thoa được lệnh đánh sân bay Tống Lê Chân. Vào trận, ông đã bình tĩnh, tự tin phóng 2 quả đạn, hạ 2 máy bay địch, làm cho bọn địch hoảng loạn, tạo thuận lợi cho bộ đội ta tiến vào chiếm lĩnh toàn bộ trận địa.
Hiệp định Paris được ký kết chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, đế quốc Mỹ cố tình tìm mọi cách dung dưỡng chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu mở các chiến dịch “Bình định lấn chiếm”, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris. Tháng 9/1973, bọn chúng huy động một lực lượng lớn máy bay đánh phá khu vực suối Đá, núi Bà Đen. Được lệnh chiến đấu, với 2 quả đạn Nguyễn Văn Thoa hạ thêm 2 chiếc máy bay nữa góp phần đập tan âm mưu “Tràn ngập lãnh thổ” của Mỹ-Ngụy.
Ghi nhận chiến công của ông, ngày 30/9/1973, Chi bộ D172 F77 đã tổ chức kết nạp Nguyễn Văn Thoa vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đây là một vinh dự lớn và là động lực lớn để Nguyễn Văn Thoa tiếp tục phấn đấu, rèn luyện và khẳng định mình trong chiến đấu.
Tháng 10/1973, trong một trận đánh bắn máy bay địch trên Quốc lộ 1A (ở gò Dầu), ông tiếp tục lập công, hạ 1 máy bay của địch bằng 2 quả đạn. Tiếp đến tháng 1 năm 1974, tại Thị xã Mộc Hóa, Kiến Tường, 2 chiếc máy bay nữa của địch lại trúng đạn của ông.
Ngày 12/2/1975, trong một trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt tại thị xã Mộc Hóa bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, trận địa của ông bị địch oanh kích dữ dội, ông bị một mảnh đạn trúng đầu, buộc phải rời vị trí chiến đấu, lùi về tuyến sau để điều trị, nhưng khi vết thương vừa tạm ổn, ông lại hăng hái xin ra mặt trận để tiếp tục được chiến đấu cùng đồng đội.
Như vậy trong thời gian 4 năm, Nguyễn Văn Thoa đã tham gia 6 trận đánh, chỉ với 18 quả đạn ông đã bắn rơi 13 máy bay địch, trong đó có 3 chiếc trinh sát L19, 4 chiếc trực thăng chiến đấu HU1A, 2 chiếc CH54, 2 chiếc AD6 và 2 chiếc máy bay vận tải C130.
Trở về đời thường, người chiến sỹ một thời oanh liệt năm xưa lại hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, hiện ông là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Bồ Sao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giành nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Ông luôn hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào của địa phương, mẫu mực trong sinh hoạt hằng ngày.
Những ngày tháng Tư này, anh hùng Nguyễn Văn Thoa bận rộn hơn vì những cuộc hành trình ra Bắc vào Nam và cũng là dịp để ông kể lại cho thế hệ tương lai nghe về thời đạn bom, khói lửa gian nan nhưng rất đỗi tự hào./.
Người dân xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường mến yêu gọi ông là "con người của những chiến công." Ông đã 13 lần được tặng danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ," 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng và vinh dự lớn nhất là năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Là chiến sỹ C3 D72 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân, vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Nguyễn Văn Thoa đã lập một chiến công đầy ý nghĩa đúng vào thời khắc lịch sử của đất nước, đó là bắn rơi 1 chiếc máy bay của địch tại xã Tân Thới Hiệp, huyện Hoóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (phía Bắc Sân bay Tân Sơn Nhất), chỉ cách giờ "đất nước trọn niềm vui" chiến thắng hai tiếng đồng hồ. Đây cũng chính là chiếc máy bay cuối cùng của đế quốc Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Ở tuổi 64, ông Thao vẫn dẻo dai và bền bỉ. Sức bền bỉ được dày công tôi luyện trong chiến trường năm xưa và cuộc sống đời thường ngày hôm nay. Ông kể mùa Xuân năm 1971, khi vừa tròn 19 tuổi, tốt nghiệp Trường phổ thông trung học Lê Xoay, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt. Tạm gác lại ước mơ vào học đại học, ông lên đường nhập ngũ và được điều động về C3 D72 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân.
Trước yêu cầu cấp thiết của tiền tuyến, ông chỉ có 4 tháng học tên lửa vác vai A72, kết thúc khóa học ngắn ngủi, ông trở về C3 D 172 F77 (là một trong ba sư đoàn chủ lực) cùng đơn vị vượt Trường Sơn vào thẳng chiến trường miền Đông Nam Bộ với nhiệm vụ chốt chặn, không cho địch ở Sài Gòn hỗ trợ, giải vây cho đồng bọn trên các trận địa phía ngoài.
Bằng những kiến thức đã học, lại thông minh, nhanh nhẹn ông đã vận dụng những bài học ở trường, ở lớp vào thực tế chiến đấu có hiệu quả như tính được tốc độ bay của đầu đạn, tốc độ của từng loại máy bay để có thể ngắm, bắn chính xác.
Năm 1972, đứng trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh,” đế quốc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân thuộc loại hiện đại nhất vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam.
Ngày 5/4/1972, một tốp máy bay của Mỹ, do 1 chiếc “cá lẹp” chỉ huy cùng 20 chiếc trực thăng và 1 chiếc L19 ầm ầm kéo vào bắn phá, gây tội ác ở khu vực Minh Thạnh (Tây Ninh).
Được lệnh chiến đấu, Nguyễn Văn Thoa đã nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa, thao tác chính xác, sau 37 giây, quả đạn đầu tiên đã được phóng đi trúng đích, một chiếc HU1A trúng đạn, nổ tung trên bầu trời trước niềm hân hoan, vui sướng của đồng đội.
Phát huy kinh nghiệm ở trận chiến thắng đầu tiên, những ngày sau ông liên tiếp lập công, trong tháng 4/1972, với 3 quả đạn, ông đã tiêu diệt gọn 3 chiếc máy bay của địch.
Tháng 2/1973, đơn vị của Nguyễn Văn Thoa được lệnh đánh sân bay Tống Lê Chân. Vào trận, ông đã bình tĩnh, tự tin phóng 2 quả đạn, hạ 2 máy bay địch, làm cho bọn địch hoảng loạn, tạo thuận lợi cho bộ đội ta tiến vào chiếm lĩnh toàn bộ trận địa.
Hiệp định Paris được ký kết chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, đế quốc Mỹ cố tình tìm mọi cách dung dưỡng chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu mở các chiến dịch “Bình định lấn chiếm”, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris. Tháng 9/1973, bọn chúng huy động một lực lượng lớn máy bay đánh phá khu vực suối Đá, núi Bà Đen. Được lệnh chiến đấu, với 2 quả đạn Nguyễn Văn Thoa hạ thêm 2 chiếc máy bay nữa góp phần đập tan âm mưu “Tràn ngập lãnh thổ” của Mỹ-Ngụy.
Ghi nhận chiến công của ông, ngày 30/9/1973, Chi bộ D172 F77 đã tổ chức kết nạp Nguyễn Văn Thoa vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đây là một vinh dự lớn và là động lực lớn để Nguyễn Văn Thoa tiếp tục phấn đấu, rèn luyện và khẳng định mình trong chiến đấu.
Tháng 10/1973, trong một trận đánh bắn máy bay địch trên Quốc lộ 1A (ở gò Dầu), ông tiếp tục lập công, hạ 1 máy bay của địch bằng 2 quả đạn. Tiếp đến tháng 1 năm 1974, tại Thị xã Mộc Hóa, Kiến Tường, 2 chiếc máy bay nữa của địch lại trúng đạn của ông.
Ngày 12/2/1975, trong một trận chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt tại thị xã Mộc Hóa bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, trận địa của ông bị địch oanh kích dữ dội, ông bị một mảnh đạn trúng đầu, buộc phải rời vị trí chiến đấu, lùi về tuyến sau để điều trị, nhưng khi vết thương vừa tạm ổn, ông lại hăng hái xin ra mặt trận để tiếp tục được chiến đấu cùng đồng đội.
Như vậy trong thời gian 4 năm, Nguyễn Văn Thoa đã tham gia 6 trận đánh, chỉ với 18 quả đạn ông đã bắn rơi 13 máy bay địch, trong đó có 3 chiếc trinh sát L19, 4 chiếc trực thăng chiến đấu HU1A, 2 chiếc CH54, 2 chiếc AD6 và 2 chiếc máy bay vận tải C130.
Trở về đời thường, người chiến sỹ một thời oanh liệt năm xưa lại hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, hiện ông là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Bồ Sao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giành nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Ông luôn hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào của địa phương, mẫu mực trong sinh hoạt hằng ngày.
Những ngày tháng Tư này, anh hùng Nguyễn Văn Thoa bận rộn hơn vì những cuộc hành trình ra Bắc vào Nam và cũng là dịp để ông kể lại cho thế hệ tương lai nghe về thời đạn bom, khói lửa gian nan nhưng rất đỗi tự hào./.
Lâm Đào An (TTXVN/Vietnam+)