Tờ Daily Telegraph ngày 19/6 đưa tin các nhà khoa học Anh đã lần đầu tiên ghi được âm thanh phát ra từ tầng khí quyển bên ngoài Mặt Trời (hay còn gọi là quầng Mặt Trời) mà tai người có thể nghe thấy.
Âm thanh này giống như âm thanh rung động của dây đàn. Phát hiện này rất có ích giúp con người tiến thêm một bước trong nhận thức và tổng kết quy luật hoạt động của Mặt Trời.
Các nhà thiên văn học thuộc Đại học Sheffield của Anh phát hiện, tầng khí quyển bên ngoài Mặt Trời mang từ tính sẽ sản sinh sự cộng hưởng khi khuếch tán vào không gian.
Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị thí nghiệm để tăng tần số của loại cộng hưởng này nhằm biến thành âm thanh mà tai người có thể nghe thấy.
Một giáo sư tham gia thí nghiệm cho rằng: "Âm thanh trên giống như một khúc hợp âm, kỳ lạ và tuyệt vời. Nó vạch ra cho chúng ta một con đường mới trong hoạt động nghiên cứu tầng khí quyền bên ngoài Mặt Trời. Nhân loại có thể thông qua đó để dự báo được cơn bão Mặt Trời."
Bài báo cho rằng, do tần số cộng hưởng của tầng khí quyển biến đổi không ngừng theo sự hoạt động của tầng khí quyển bên ngoài Mặt Trời, vì vậy “tiếng Trời” mà chúng ta nghe thấy mới có độ lên xuống trầm bổng.
“Tiếng Trời” giống như một loại âm thanh phát ra từ một cây guitar lớn, có tiếng rung và cộng hưởng vô cùng rõ ràng./.
Âm thanh này giống như âm thanh rung động của dây đàn. Phát hiện này rất có ích giúp con người tiến thêm một bước trong nhận thức và tổng kết quy luật hoạt động của Mặt Trời.
Các nhà thiên văn học thuộc Đại học Sheffield của Anh phát hiện, tầng khí quyển bên ngoài Mặt Trời mang từ tính sẽ sản sinh sự cộng hưởng khi khuếch tán vào không gian.
Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị thí nghiệm để tăng tần số của loại cộng hưởng này nhằm biến thành âm thanh mà tai người có thể nghe thấy.
Một giáo sư tham gia thí nghiệm cho rằng: "Âm thanh trên giống như một khúc hợp âm, kỳ lạ và tuyệt vời. Nó vạch ra cho chúng ta một con đường mới trong hoạt động nghiên cứu tầng khí quyền bên ngoài Mặt Trời. Nhân loại có thể thông qua đó để dự báo được cơn bão Mặt Trời."
Bài báo cho rằng, do tần số cộng hưởng của tầng khí quyển biến đổi không ngừng theo sự hoạt động của tầng khí quyển bên ngoài Mặt Trời, vì vậy “tiếng Trời” mà chúng ta nghe thấy mới có độ lên xuống trầm bổng.
“Tiếng Trời” giống như một loại âm thanh phát ra từ một cây guitar lớn, có tiếng rung và cộng hưởng vô cùng rõ ràng./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)