Sau khi giá xăng dầu tăng thêm vào chiều tối qua (28/8), đại diện Hiệp hội vận tải và các doanh nghiệp nhận định, giá cước sẽ không có sự điều chỉnh bởi giá xăng dầu tăng giảm liên tục nên doanh nghiệp vận tải cần phải tính toán hợp lý, tránh tác động đến giá cước.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, đợt tăng giá xăng vào ngày 28/8 không tác động nhiều đến giá cước vì đa số các đơn vị vận tải đều đã có sự tăng cước sau khi giá xăng dầu tăng vào thời điểm ngày 13/8.
Theo tính toán của ông Hùng, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 6 lần tăng với tổng mức tăng là 5.400 đồng/lít đối với xăng và 3.150 đồng/lít đối với dầu diezen. Trong khi đó, chiều giảm giá cũng là 5 lần giảm, trong đó xăng là 3.200 đồng/lít và tổng mức giảm của dầu diezen là 2.000 đồng/lít.
“Từ đầu tháng 8, giá xăng tăng tới 11%, còn giá dầu diesel tăng trên 7%. Vì thế, các doanh nghiệp vận tải đã tăng giá cước trong khoảng 3-5% so với giá cước hiện tại để bù lại chi phí xăng dầu,” ông Hùng phân tích.
Theo đánh giá của ông Hùng, những đơn vị vận tải nào chưa điều chỉnh giá cước trong thời điểm trước ngày 28/8 thì sẽ cộng dồn vào đợt tăng giá xăng tiếp này để tăng cước.
Đối với vận tải hàng hóa, ông Hùng cho hay, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tính toán đến việc tăng giá cước vận tải hàng hóa, tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận với khách hàng.
“Vận tải hàng hóa năm nay gặp khó nhất trong ngành vận tải. Bởi vậy, việc tăng giá cước vào thời điểm khó khăn này cũng cần được các doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc rất thận trọng. Thậm chí, phải thỏa thuận với khách hàng, nếu họ đồng ý với mức tăng đưa ra thì mới áp dụng được,” ông Hùng nhận định.
Chứng minh cho vấn đề này, ông Hùng cho rằng, trước đó, khi giá xăng tăng, Hiệp hội Vận tải Việt Nam cũng kiến nghị doanh nghiệp cần phải cân nhắc giá cước bởi nếu nâng giá lên dân không chịu được sẽ kéo theo doanh thu thấp.
“Đó là chưa kể việc nâng, giảm giá cước vận tải là một việc làm rất vất vả của các doanh nghiệp khi phải tính toán lại giá thành, đăng ký giá với cơ quan Nhà nước, phát hành vé, niêm yết giá cước…," ông Hùng chia sẻ.
Trên cơ sở đó, ông Hùng kiến nghị, cơ quan quản lý Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu xăng dầu nhằm hạ giá cước vận tải sẽ giúp các hoạt động khác giảm chi phí phát sinh đồng thời thu thuế ngành khác.
Trong khi đó, đại diện các hãng taxi đều tiết lộ, giá cước taxi vẫn chưa có sự điều chỉnh sau khi giá xăng tăng. Thậm chí, các hãng có điều chỉnh giá cước nhanh nhất cũng phải sau đợt nghỉ lễ ngày 2/9 để đảm bảo đi lại và an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc hãng taxi Nguyên Minh cho rằng, mỗi lần tăng giá cước doanh nghiệp taxi tốn hàng trăm triệu đồng để điều chỉnh.
“Bình quân mỗi xe mất khoảng 1 triệu đồng/lần thay cước. Vì thế, đa số các hãng vẫn tiếp tục ngóng chờ diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới để có những điều chỉnh cho hợp lý,” ông Minh bày tỏ quan điểm.
Theo đại diện hãng taxi Trung Việt, việc cân nhắc không tăng giá cước lần này hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng. Hơn nữa, việc tăng cước cũng rất phức tạp, mất thời gian vì mức tăng cụ thể do các hãng quyết định, sau đó đăng ký với các cơ quan quản lý và lập trình lại giá cước mới, kiểm định lại đồng hồ mất nhiều thời gian, nếu áp dụng giá mới thì cũng phải mất vài ngày mới xong thủ tục.
Ông Lã Xuân Toản, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Hiệp hội vận tải Hà Nội bày tỏ, ngành vận tải liên tục phải vật lộn trong cơn bão giá nhiên liệu trong thời gian qua. Việc tăng cước là điều rất khó khăn do cơ chế chính sách và kinh doanh vận tải hoạt động manh mún.
Tuy nhiên, ông Toản cũng đặt ra câu hỏi: “Tại sao ngành hàng không muốn tăng, giảm giá hay chốt giá cước lại được trong khi vận tải đường bộ lại khó?”
Theo ông Lý Trường Sơn, Trưởng phòng kế hoạch Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội, hiện tại đã có 12 đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định trên 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã có sự điều chỉnh giá vé dao động từ 4 – 30% sau 3 lần điều chỉnh xăng dầu trong tháng 8./.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, đợt tăng giá xăng vào ngày 28/8 không tác động nhiều đến giá cước vì đa số các đơn vị vận tải đều đã có sự tăng cước sau khi giá xăng dầu tăng vào thời điểm ngày 13/8.
Theo tính toán của ông Hùng, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 6 lần tăng với tổng mức tăng là 5.400 đồng/lít đối với xăng và 3.150 đồng/lít đối với dầu diezen. Trong khi đó, chiều giảm giá cũng là 5 lần giảm, trong đó xăng là 3.200 đồng/lít và tổng mức giảm của dầu diezen là 2.000 đồng/lít.
“Từ đầu tháng 8, giá xăng tăng tới 11%, còn giá dầu diesel tăng trên 7%. Vì thế, các doanh nghiệp vận tải đã tăng giá cước trong khoảng 3-5% so với giá cước hiện tại để bù lại chi phí xăng dầu,” ông Hùng phân tích.
Theo đánh giá của ông Hùng, những đơn vị vận tải nào chưa điều chỉnh giá cước trong thời điểm trước ngày 28/8 thì sẽ cộng dồn vào đợt tăng giá xăng tiếp này để tăng cước.
Đối với vận tải hàng hóa, ông Hùng cho hay, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tính toán đến việc tăng giá cước vận tải hàng hóa, tuy nhiên, mức tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận với khách hàng.
“Vận tải hàng hóa năm nay gặp khó nhất trong ngành vận tải. Bởi vậy, việc tăng giá cước vào thời điểm khó khăn này cũng cần được các doanh nghiệp phải tính toán, cân nhắc rất thận trọng. Thậm chí, phải thỏa thuận với khách hàng, nếu họ đồng ý với mức tăng đưa ra thì mới áp dụng được,” ông Hùng nhận định.
Chứng minh cho vấn đề này, ông Hùng cho rằng, trước đó, khi giá xăng tăng, Hiệp hội Vận tải Việt Nam cũng kiến nghị doanh nghiệp cần phải cân nhắc giá cước bởi nếu nâng giá lên dân không chịu được sẽ kéo theo doanh thu thấp.
“Đó là chưa kể việc nâng, giảm giá cước vận tải là một việc làm rất vất vả của các doanh nghiệp khi phải tính toán lại giá thành, đăng ký giá với cơ quan Nhà nước, phát hành vé, niêm yết giá cước…," ông Hùng chia sẻ.
Trên cơ sở đó, ông Hùng kiến nghị, cơ quan quản lý Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu xăng dầu nhằm hạ giá cước vận tải sẽ giúp các hoạt động khác giảm chi phí phát sinh đồng thời thu thuế ngành khác.
Trong khi đó, đại diện các hãng taxi đều tiết lộ, giá cước taxi vẫn chưa có sự điều chỉnh sau khi giá xăng tăng. Thậm chí, các hãng có điều chỉnh giá cước nhanh nhất cũng phải sau đợt nghỉ lễ ngày 2/9 để đảm bảo đi lại và an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Giám đốc hãng taxi Nguyên Minh cho rằng, mỗi lần tăng giá cước doanh nghiệp taxi tốn hàng trăm triệu đồng để điều chỉnh.
“Bình quân mỗi xe mất khoảng 1 triệu đồng/lần thay cước. Vì thế, đa số các hãng vẫn tiếp tục ngóng chờ diễn biến của thị trường xăng dầu thế giới để có những điều chỉnh cho hợp lý,” ông Minh bày tỏ quan điểm.
Theo đại diện hãng taxi Trung Việt, việc cân nhắc không tăng giá cước lần này hoàn toàn vì lợi ích của khách hàng. Hơn nữa, việc tăng cước cũng rất phức tạp, mất thời gian vì mức tăng cụ thể do các hãng quyết định, sau đó đăng ký với các cơ quan quản lý và lập trình lại giá cước mới, kiểm định lại đồng hồ mất nhiều thời gian, nếu áp dụng giá mới thì cũng phải mất vài ngày mới xong thủ tục.
Ông Lã Xuân Toản, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Hiệp hội vận tải Hà Nội bày tỏ, ngành vận tải liên tục phải vật lộn trong cơn bão giá nhiên liệu trong thời gian qua. Việc tăng cước là điều rất khó khăn do cơ chế chính sách và kinh doanh vận tải hoạt động manh mún.
Tuy nhiên, ông Toản cũng đặt ra câu hỏi: “Tại sao ngành hàng không muốn tăng, giảm giá hay chốt giá cước lại được trong khi vận tải đường bộ lại khó?”
Theo ông Lý Trường Sơn, Trưởng phòng kế hoạch Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội, hiện tại đã có 12 đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định trên 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã có sự điều chỉnh giá vé dao động từ 4 – 30% sau 3 lần điều chỉnh xăng dầu trong tháng 8./.
Việt Hùng (Vietnam+)