Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 10/2, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 3/2010 tăng 32 xu lên 87,03 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 27 xu lên 102,09 USD/thùng.
Thị trường vẫn còn bị ám ảnh bởi tình hình tại Ai Cập, nơi chính phủ cảnh báo sẽ dùng quân đội để trừng trị thẳng tay những người biểu tình. Mặc dù Ai Cập không phải là nhà sản xuất dầu thô chủ chốt, nhưng kênh đào Suez, tuyến vận tải đường biển chủ chốt nối châu Âu và châu Á, lại đi qua Ai Cập.
Đây là tuyến đường an toàn và ngắn, không phải đi vòng qua Lục địa Đen. Mỗi ngày có khoảng 2,4 triệu thùng dầu thô được chuyển qua kênh Suez, tương đương sản lượng dầu của Irắc hay Brazil.
Theo Jason Feer, phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hàng công ty phân tích thị trường năng lượng Argus Media (có trụ sở tại Singapore), tình hình tại Ai Cập không phải là cú đòn mạnh giáng vào nguồn cung, nhưng ở một chừng mực nhất định cũng tác động tới thị trường.
Thị trường còn lo ngại rằng các cuộc xuống đường biểu tình tại Ai Cập sẽ tràn tới các nước khác ở Trung Đông - khu vực giàu dầu mỏ nhưng chính trị đầy bất ổn. Theo ông Feer, một mùa Đông khắc nghiệt ở Bắc Bán cầu cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu.
Các chuyên gia phân tích của Standard Chartered nhận định, thị trường sẽ vẫn bị chi phối bởi những rủi ro về nguồn cung, trong bối cảnh những căng thẳng về địa chính trị có nguy cơ gia tăng trong ngắn hạn.
Trong một thông tin có liên quan, theo Platts (công ty thông tin năng lượng thuộc McGraw-Hill Co.), sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tháng 1/2011 tăng 1% lên mức trung bình 29,57 triệu thùng/ngày - mức cao nhất trong hai năm qua./.
Thị trường vẫn còn bị ám ảnh bởi tình hình tại Ai Cập, nơi chính phủ cảnh báo sẽ dùng quân đội để trừng trị thẳng tay những người biểu tình. Mặc dù Ai Cập không phải là nhà sản xuất dầu thô chủ chốt, nhưng kênh đào Suez, tuyến vận tải đường biển chủ chốt nối châu Âu và châu Á, lại đi qua Ai Cập.
Đây là tuyến đường an toàn và ngắn, không phải đi vòng qua Lục địa Đen. Mỗi ngày có khoảng 2,4 triệu thùng dầu thô được chuyển qua kênh Suez, tương đương sản lượng dầu của Irắc hay Brazil.
Theo Jason Feer, phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hàng công ty phân tích thị trường năng lượng Argus Media (có trụ sở tại Singapore), tình hình tại Ai Cập không phải là cú đòn mạnh giáng vào nguồn cung, nhưng ở một chừng mực nhất định cũng tác động tới thị trường.
Thị trường còn lo ngại rằng các cuộc xuống đường biểu tình tại Ai Cập sẽ tràn tới các nước khác ở Trung Đông - khu vực giàu dầu mỏ nhưng chính trị đầy bất ổn. Theo ông Feer, một mùa Đông khắc nghiệt ở Bắc Bán cầu cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu.
Các chuyên gia phân tích của Standard Chartered nhận định, thị trường sẽ vẫn bị chi phối bởi những rủi ro về nguồn cung, trong bối cảnh những căng thẳng về địa chính trị có nguy cơ gia tăng trong ngắn hạn.
Trong một thông tin có liên quan, theo Platts (công ty thông tin năng lượng thuộc McGraw-Hill Co.), sản lượng dầu thô của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tháng 1/2011 tăng 1% lên mức trung bình 29,57 triệu thùng/ngày - mức cao nhất trong hai năm qua./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)