Ngày 22/6, giá dầu thế giới tăng cao sau khi có các số liệu cho thấy sự sụt giảm trong lượng dự trữ xăng dầu của Mỹ, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên các mức lãi suất siêu thấp.
Nhưng sang ngày 23/6 tại châu Á, áp lực bán chốt lời ngay lập tức lại khiến giá nhiên liệu này đảo chiều đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám tại New York tăng 1,24 USD lên 95,41 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tại London tăng 3,26 USD lên 114,21 USD/thùng.
Giá dầu tăng sau khi Bộ Năng Lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho thấy, nhu cầu dầu mỏ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cao hơn dự kiến.
Trong tuần kết thúc ngày 17/6, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng, mạnh hơn nhiều so với dự đoán giảm 800.000 thùng. Trong khi đó, lượng dự trữ xăng cũng giảm 500.000 thùng.
Matt Smith, nhà phân tích thuộc công ty Summit Energy nhận định, việc lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, trong khi nhu cầu xăng của nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới cũng không quá tệ, là những nhân tố đẩy giá tăng cao.
Bên cạnh đó, tuyên bố của Chủ tịch FED Ben Bernanke cũng hỗ trợ thị trường khi ngân hàng sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.
Ngày 22/6, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, cơ quan quyết định lãi suất của FED thông báo, sẽ giữ lãi suất liên ngân hàng ở mức siêu thấp 0-0,25% trong một thời gian nữa để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế hiện vẫn còn mong manh.
Lãi suất thấp thường đẩy giá dầu tính bằng đồng USD lên cao bằng cách làm suy yếu đồng bạc xanh, và kích thích tăng trưởng kinh tế, điều đổi lại sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
Tuy nhiên, đến chiều 23/6 tại châu Á, giá dầu lại đi xuống theo làn sóng chốt lời của giới đầu tư, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám giảm 1,27 USD xuống 94,14 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 1,21 USD xuống 113 USD/thùng.
Tuy nhiên, Serene Lim, nhà phân tích tại Singapore thuộc ngân hàng ANZ Bank cho rằng, đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời về giá, nhất là sau phiên tăng mạnh ngày hôm trước./.
Nhưng sang ngày 23/6 tại châu Á, áp lực bán chốt lời ngay lập tức lại khiến giá nhiên liệu này đảo chiều đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám tại New York tăng 1,24 USD lên 95,41 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tại London tăng 3,26 USD lên 114,21 USD/thùng.
Giá dầu tăng sau khi Bộ Năng Lượng Mỹ công bố báo cáo hàng tuần cho thấy, nhu cầu dầu mỏ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cao hơn dự kiến.
Trong tuần kết thúc ngày 17/6, lượng dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng, mạnh hơn nhiều so với dự đoán giảm 800.000 thùng. Trong khi đó, lượng dự trữ xăng cũng giảm 500.000 thùng.
Matt Smith, nhà phân tích thuộc công ty Summit Energy nhận định, việc lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm, trong khi nhu cầu xăng của nước tiêu thụ nhiều năng lượng nhất thế giới cũng không quá tệ, là những nhân tố đẩy giá tăng cao.
Bên cạnh đó, tuyên bố của Chủ tịch FED Ben Bernanke cũng hỗ trợ thị trường khi ngân hàng sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế.
Ngày 22/6, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, cơ quan quyết định lãi suất của FED thông báo, sẽ giữ lãi suất liên ngân hàng ở mức siêu thấp 0-0,25% trong một thời gian nữa để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế hiện vẫn còn mong manh.
Lãi suất thấp thường đẩy giá dầu tính bằng đồng USD lên cao bằng cách làm suy yếu đồng bạc xanh, và kích thích tăng trưởng kinh tế, điều đổi lại sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
Tuy nhiên, đến chiều 23/6 tại châu Á, giá dầu lại đi xuống theo làn sóng chốt lời của giới đầu tư, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng Tám giảm 1,27 USD xuống 94,14 USD/thùng, còn giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn giảm 1,21 USD xuống 113 USD/thùng.
Tuy nhiên, Serene Lim, nhà phân tích tại Singapore thuộc ngân hàng ANZ Bank cho rằng, đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời về giá, nhất là sau phiên tăng mạnh ngày hôm trước./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)