Trong phiên giao dịch cuối tuần 29/10, giá dầu thô thế giới đã giảm trở lại do tốc độ tăng trưởng kinh tế quý III của Mỹ ảm đạm đã làm giới đầu tư thêm thận trọng trước đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đưa ra quyết định nới lỏng có định lượng lần II (QE2) khi nhóm họp vào tuần tới.
Trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12 tới giảm 95 xu xuống 81,23 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu ngọt nhẹ đóng cửa tháng trên mức 80 USD/thùng. Còn tại London giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn hạ 67 xu còn 82,92 USD USD/thùng.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% trong quý III so với tốc độ 1,7% của quý trước không nằm ngoài dự báo của giới phân tích, nhưng tốc độ đó chưa đủ mạnh để giảm bớt âu lo về thị trường việc làm khi tỷ lệ thất nghiệp đang cận kề mức hai chữ số.
Theo nhà phân tích Tim Evans từ Citi Futures Perspective tại New York, số liệu GDP ước tính ban đầu phù hợp với dự báo, nhưng cũng đủ mạnh để giới hạn quy mô đợt QE2 của FED.
Nhà phân tích Phil Flynn thuộc PFGBest Research tại Chicago cho rằng dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng cho dù nhu cầu không cao cũng góp phần kéo giá dầu đi xuống.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô trong nước trong tuần kết thúc vào ngày 22/10 đã tăng 5 triệu thùng, vượt xa dự báo chỉ tăng 200.000 thùng của giới phân tích.
Góp sức kéo thị trường dầu mỏ đi xuống còn những thông tin đầy thất vọng từ Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và Ấn Độ, một trong những nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng trên thế giới. Doanh thu bán lẻ tháng Chín vừa qua của Đức đã giảm 2,3%, mức mạnh nhất trong vòng hai năm rưỡi qua.
Trong khi đó doanh thu các sản phẩm dầu mỏ của Ấn Độ trong cùng tháng sụt 1,9%, nhập khẩu dầu thô giảm 21,9% còn 10,94 triệu tấn và các nhà máy lọc dầu trong nước giảm 10,2% lượng dầu thô tiêu thụ./.
Trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 12 tới giảm 95 xu xuống 81,23 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu ngọt nhẹ đóng cửa tháng trên mức 80 USD/thùng. Còn tại London giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn hạ 67 xu còn 82,92 USD USD/thùng.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% trong quý III so với tốc độ 1,7% của quý trước không nằm ngoài dự báo của giới phân tích, nhưng tốc độ đó chưa đủ mạnh để giảm bớt âu lo về thị trường việc làm khi tỷ lệ thất nghiệp đang cận kề mức hai chữ số.
Theo nhà phân tích Tim Evans từ Citi Futures Perspective tại New York, số liệu GDP ước tính ban đầu phù hợp với dự báo, nhưng cũng đủ mạnh để giới hạn quy mô đợt QE2 của FED.
Nhà phân tích Phil Flynn thuộc PFGBest Research tại Chicago cho rằng dự trữ dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng cho dù nhu cầu không cao cũng góp phần kéo giá dầu đi xuống.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô trong nước trong tuần kết thúc vào ngày 22/10 đã tăng 5 triệu thùng, vượt xa dự báo chỉ tăng 200.000 thùng của giới phân tích.
Góp sức kéo thị trường dầu mỏ đi xuống còn những thông tin đầy thất vọng từ Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu và Ấn Độ, một trong những nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng trên thế giới. Doanh thu bán lẻ tháng Chín vừa qua của Đức đã giảm 2,3%, mức mạnh nhất trong vòng hai năm rưỡi qua.
Trong khi đó doanh thu các sản phẩm dầu mỏ của Ấn Độ trong cùng tháng sụt 1,9%, nhập khẩu dầu thô giảm 21,9% còn 10,94 triệu tấn và các nhà máy lọc dầu trong nước giảm 10,2% lượng dầu thô tiêu thụ./.
(TTXVN/Vietnam+)