Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/6 trên thị trường châu Á, giá dầu đã quay đầu giảm vào phiên buổi chiều sau khi đi lên vào phiên sáng, do các nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi về triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang leo thang tại châu Âu.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 17/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 7/2011 giảm 59 cent xuống 94,36 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2011 cũng giảm 57 cent xuống 113,45 USD/thùng.
Nhà phân tích hàng hóa Chung Yang có trụ sở tại Singapore nhận định, hiện chưa có giải pháp thống nhất nào cho cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nên thị trường vẫn chưa có định hướng rõ ràng.
Căng thẳng tại khu vực càng gia tăng khi quốc gia nợ nần chồng chất Hy Lạp chuẩn bị cải tổ chính phủ sau khi hai quan chức cấp cao hàng đầu của nước này từ nhiệm vào ngày 17/6. Được biết, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến Berlin vào cuối ngày 17/6 để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel bàn về tình hình kinh tế Eurozone.
Giá dầu tăng vào đầu phiên được cho là do các nhà đầu tư đã gia tăng hoạt động săn hàng giá rẻ khi cho rằng đây là cơ hội để "ôm hàng," khi giá dầu đã trượt xuống dưới ngưỡng 95 USD/thùng. Trước đó, trong phiên ngày 15/6 tại thị trường Mỹ, giá dầu đã có lúc giảm tới hơn 4,5 USD/thùng, xuống dưới vùng giá 95 USD/thùng. Nguyên nhân chính của việc giá dầu đi xuống trong những phiên gần đây chủ yếu là do sự thất bại của các Bộ trưởng Tài chính Eurozone trong việc tìm kiếm gói cứu trợ lần hai dành cho Hy Lạp.
Chuyên gia Richard Soultanian thuộc NUS Consulting dự báo giá dầu thô có thể ở mức 85 USD/thùng vào cuối năm nay, sau khi đã chạy từ mức 84 USD/thùng hồi tháng 2/2011 lên gần 115 USD/thùng ở thời điểm đầu tháng 5/2011, trong bối cảnh tình hình chính trị tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi có nhiều biến động.
Trong một thông tin có liên quan, trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cần tăng sản lượng dầu để bình ổn thị trường và ngăn không cho giá dầu tăng cao trên mức 100 USD/thùng. Tuần trước, IEA đã tỏ ý thất vọng với quyết định không tăng hạn ngạch của OPEC trong bối cảnh giá dầu vẫn liên tục tăng cao, đe dọa đà phục hồi kinh tế.
IEA cũng tăng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2011 thêm 0,1 triệu thùng/ngày lên 89,3 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng dự báo giá dầu và nhu cầu dầu đều tăng trong trung hạn do nhu cầu tăng ở các thị trường mới nổi. Dự kiến, giá dầu trung hạn có thể tăng 15-20 USD/thùng lên mức trung bình 103 USD/thùng./.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 17/6, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 7/2011 giảm 59 cent xuống 94,36 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2011 cũng giảm 57 cent xuống 113,45 USD/thùng.
Nhà phân tích hàng hóa Chung Yang có trụ sở tại Singapore nhận định, hiện chưa có giải pháp thống nhất nào cho cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nên thị trường vẫn chưa có định hướng rõ ràng.
Căng thẳng tại khu vực càng gia tăng khi quốc gia nợ nần chồng chất Hy Lạp chuẩn bị cải tổ chính phủ sau khi hai quan chức cấp cao hàng đầu của nước này từ nhiệm vào ngày 17/6. Được biết, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến Berlin vào cuối ngày 17/6 để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel bàn về tình hình kinh tế Eurozone.
Giá dầu tăng vào đầu phiên được cho là do các nhà đầu tư đã gia tăng hoạt động săn hàng giá rẻ khi cho rằng đây là cơ hội để "ôm hàng," khi giá dầu đã trượt xuống dưới ngưỡng 95 USD/thùng. Trước đó, trong phiên ngày 15/6 tại thị trường Mỹ, giá dầu đã có lúc giảm tới hơn 4,5 USD/thùng, xuống dưới vùng giá 95 USD/thùng. Nguyên nhân chính của việc giá dầu đi xuống trong những phiên gần đây chủ yếu là do sự thất bại của các Bộ trưởng Tài chính Eurozone trong việc tìm kiếm gói cứu trợ lần hai dành cho Hy Lạp.
Chuyên gia Richard Soultanian thuộc NUS Consulting dự báo giá dầu thô có thể ở mức 85 USD/thùng vào cuối năm nay, sau khi đã chạy từ mức 84 USD/thùng hồi tháng 2/2011 lên gần 115 USD/thùng ở thời điểm đầu tháng 5/2011, trong bối cảnh tình hình chính trị tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi có nhiều biến động.
Trong một thông tin có liên quan, trong báo cáo hàng tháng mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cần tăng sản lượng dầu để bình ổn thị trường và ngăn không cho giá dầu tăng cao trên mức 100 USD/thùng. Tuần trước, IEA đã tỏ ý thất vọng với quyết định không tăng hạn ngạch của OPEC trong bối cảnh giá dầu vẫn liên tục tăng cao, đe dọa đà phục hồi kinh tế.
IEA cũng tăng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2011 thêm 0,1 triệu thùng/ngày lên 89,3 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng dự báo giá dầu và nhu cầu dầu đều tăng trong trung hạn do nhu cầu tăng ở các thị trường mới nổi. Dự kiến, giá dầu trung hạn có thể tăng 15-20 USD/thùng lên mức trung bình 103 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)