Thị trường thực phẩm đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các loại rau, củ phát triển, trong khi dịch bệnh trên vật nuôi có xu hướng giảm.
Mặc dù vậy, do đang bắt đầu vào mùa mưa bão nên có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tăng giá cục bộ tại một số địa phương, đồng thời một số mặt hàng thực phẩm đang được thu mua xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc nên sẽ gây áp lực tăng giá hàng hoá chung.
Các chuyên gia đã nhận định như vậy tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước tổ chức ngày 28/6, tại Hà Nội.
Theo Tổ Điều hành thị trường trong nước, trong tháng 6, thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Mặc dù các doanh nghiệp, cửa hàng phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng liên tục có các chương trình khuyến mại, giảm giá nhưng sức tiêu thụ vẫn thấp. Giá các mặt hàng xăng dầu, thép xây dựng, thức ăn chăn nuôi ổn định, trong khi các mặt hàng phân bón, đường, thực phẩm đầu tháng ổn định cuối tháng tăng nhẹ.
Đáng chú ý, dù nguồn cung đang thuận lợi nhưng các mặt hàng thực phẩm có dấu hiệu tăng giá vào cuối tháng. Nguyên nhân phần lớn là do chi phí nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, mùa vụ… Hiện tượng tăng giá diễn ra phổ biến ở hầu hết các nhóm hàng nên thị trường đã hình thành một mặt bằng giá mới.
Cùng với các giải pháp đồng bộ của các Bộ, ngành thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường, dự trữ hàng hoá để cứu trợ cho nhân dân khi bị bão lụt, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng hàng hóa để kịp thời can thiệp khi thị trường có biến động. Các giải pháp trên đang đảm bảo cung cầu hàng hoá, ổn định tình hình thị trường.
Để tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng trong những tháng tới, đồng thời tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, một số bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát thị trường đường, kịp thời điều chỉnh việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan để đảm bảo nguồn cung trong nước trong những tháng giáp vụ.
Bên cạnh đó, do nguồn cung thực phẩm khan hiếm và giá thực phẩm tăng cao, đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và báo cáo về tình hình xuất khẩu thực phẩm qua biên giới đồng thời chủ động có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung trong nước.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ổn của thị trường, Sở Công Thương Đà Nẵng kiến nghị các bộ, ngành tham mưu Chính phủ rà soát các danh mục, ưu tiên xem xét lại công tác dự trữ quốc gia nhất là với nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho sản xuất để đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất, tạo nguồn hàng lớn với giá cạnh tranh.
Các Hiệp hội, Tổng công ty cần tổ chức lại hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ, hệ thống thu mua nhất là các sản phẩm của nông dân, tiết kiệm chi phí giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Cục quản lý Dược cũng đề nghị Tổ công tác Liên ngành thống nhất chủ trương xem xét việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo đủ nguồn cung ứng thuốc, tránh gây thiếu thuốc phục vụ điều trị./.
Mặc dù vậy, do đang bắt đầu vào mùa mưa bão nên có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tăng giá cục bộ tại một số địa phương, đồng thời một số mặt hàng thực phẩm đang được thu mua xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc nên sẽ gây áp lực tăng giá hàng hoá chung.
Các chuyên gia đã nhận định như vậy tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước tổ chức ngày 28/6, tại Hà Nội.
Theo Tổ Điều hành thị trường trong nước, trong tháng 6, thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Mặc dù các doanh nghiệp, cửa hàng phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng liên tục có các chương trình khuyến mại, giảm giá nhưng sức tiêu thụ vẫn thấp. Giá các mặt hàng xăng dầu, thép xây dựng, thức ăn chăn nuôi ổn định, trong khi các mặt hàng phân bón, đường, thực phẩm đầu tháng ổn định cuối tháng tăng nhẹ.
Đáng chú ý, dù nguồn cung đang thuận lợi nhưng các mặt hàng thực phẩm có dấu hiệu tăng giá vào cuối tháng. Nguyên nhân phần lớn là do chi phí nhập khẩu tăng, ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, mùa vụ… Hiện tượng tăng giá diễn ra phổ biến ở hầu hết các nhóm hàng nên thị trường đã hình thành một mặt bằng giá mới.
Cùng với các giải pháp đồng bộ của các Bộ, ngành thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm triển khai thực hiện chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường, dự trữ hàng hoá để cứu trợ cho nhân dân khi bị bão lụt, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng hàng hóa để kịp thời can thiệp khi thị trường có biến động. Các giải pháp trên đang đảm bảo cung cầu hàng hoá, ổn định tình hình thị trường.
Để tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng trong những tháng tới, đồng thời tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, một số bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát thị trường đường, kịp thời điều chỉnh việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan để đảm bảo nguồn cung trong nước trong những tháng giáp vụ.
Bên cạnh đó, do nguồn cung thực phẩm khan hiếm và giá thực phẩm tăng cao, đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và báo cáo về tình hình xuất khẩu thực phẩm qua biên giới đồng thời chủ động có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung trong nước.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống bất ổn của thị trường, Sở Công Thương Đà Nẵng kiến nghị các bộ, ngành tham mưu Chính phủ rà soát các danh mục, ưu tiên xem xét lại công tác dự trữ quốc gia nhất là với nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho sản xuất để đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất, tạo nguồn hàng lớn với giá cạnh tranh.
Các Hiệp hội, Tổng công ty cần tổ chức lại hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ, hệ thống thu mua nhất là các sản phẩm của nông dân, tiết kiệm chi phí giá thành sản phẩm. Ngoài ra, Cục quản lý Dược cũng đề nghị Tổ công tác Liên ngành thống nhất chủ trương xem xét việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo đủ nguồn cung ứng thuốc, tránh gây thiếu thuốc phục vụ điều trị./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)