Đầu tháng 2, giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long còn ở mức trên 5.000 đồng/kg thì hiện nay đã xuống dưới 4.000 đồng/kg, có nơi xuống dưới 3.500 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu đang giảm khoảng từ 60-90 USD/tấn so với tháng trước, hiện ở mức 440 USD/tấn.
Tuy nhiên, Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng giá thóc gạo sẽ khó giảm mạnh trong thời gian tới do chính sách thu mua tạm trữ được đẩy mạnh và các doanh nghiệp mua phục vụ giao hàng cho các hợp đồng đã ký.
Giảm giá do giảm đơn hàng
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa Đông Xuân đầu vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm do tình hình xuất khẩu đang gặp khó khăn. Hiện các doanh nghiệp chỉ thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung, riêng hợp đồng thương mại ký kết rất chậm.
Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu thường mua gạo trước với số lượng lớn, nay ngược lại họ mua trước rất ít.
Theo VFA, trong tháng 2, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 350.000 tấn gạo, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm xuất khẩu được 704.000 tấn, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo kế hoạch, trong tháng 3 sẽ xuất khẩu khoảng 450.000-500.000 tấn, tính chung cả quý 1 dự kiến xuất khẩu được 1.150.000-1.200.000 tấn.
Nếu so với quý 1 năm 2009 xuất khẩu được 1,6 triệu tấn thì lượng gạo xuất khẩu năm nay đã sụt giảm khá nhiều.
Không để giá lúa gạo giảm sâu
Trước tình hình giá lúa gạo tại các tỉnh phía Nam giảm, nhất là tại một số địa phương đã thu hoạch vụ Đông Xuân, Chính phủ đã yêu cầu các tổng công ty lương thực cần tăng cường mua tạm trữ thóc gạo.
VFA cũng đã giao 30 doanh nghiệp triển khai thu mua ngay 1 triệu tấn lúa để tạm trữ song song với việc thu mua lúa để thực hiện các hợp đồng đã ký. Mức giá thấp nhất đưa ra là không dưới 4.000 đồng/kg để giữ giá thóc không giảm sâu, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi trên 40%.
VFA cũng hướng dẫn giữ giá gạo xuất khẩu ở mức 440 USD/tấn (FOB) đối với gạo 5% tấm.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phân tích: “Mặc dù không vui vì giá lúa giảm khá mạnh nhưng việc thu mua tạm trữ để cứu giá lúa cũng giúp người nông dân có thể yên tâm phần nào. Giá thành của vụ Đông Xuân này chỉ khoảng 2.800-3.000 đồng/kg. Giá thị trường chưa đến 4.000 đồng/kg nhưng Nhà nước vẫn quyết định mua trên 4.000 đồng/kg để người nông dân có lợi. Như vậy là cao hơn giá thị trường và có lợi nhuận cho nông dân."
Bên cạnh đó, theo đánh giá của VFA, tình hình lúa gạo trên thế giới nguồn cung vẫn còn thấp khá nhiều so với nhu cầu.
VFA dự báo năm 2010 thị trường xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi, bởi nhiều nước sản xuất lúa trên thế giới bị mất mùa, trong khi nhu cầu tiêu thụ lúa gạo rất lớn.
Vấn đề lo ngại hiện nay là xuất hiện tình trạng “đầu cơ” từ các nhà nhập khẩu gạo, do đó doanh nghiệp cần tỉnh táo đối phó, tuân thủ giá hướng dẫn của hiệp hội để ký hợp đồng, không được phá giá. Nếu điều hành tốt và có cơ chế dự trữ hợp lý thì giá xuất khẩu gạo sẽ tăng lên trong thời gian tới./.
Giá gạo xuất khẩu đang giảm khoảng từ 60-90 USD/tấn so với tháng trước, hiện ở mức 440 USD/tấn.
Tuy nhiên, Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng giá thóc gạo sẽ khó giảm mạnh trong thời gian tới do chính sách thu mua tạm trữ được đẩy mạnh và các doanh nghiệp mua phục vụ giao hàng cho các hợp đồng đã ký.
Giảm giá do giảm đơn hàng
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa Đông Xuân đầu vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục giảm do tình hình xuất khẩu đang gặp khó khăn. Hiện các doanh nghiệp chỉ thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung, riêng hợp đồng thương mại ký kết rất chậm.
Nếu như trước đây các nhà nhập khẩu thường mua gạo trước với số lượng lớn, nay ngược lại họ mua trước rất ít.
Theo VFA, trong tháng 2, các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 350.000 tấn gạo, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm xuất khẩu được 704.000 tấn, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo kế hoạch, trong tháng 3 sẽ xuất khẩu khoảng 450.000-500.000 tấn, tính chung cả quý 1 dự kiến xuất khẩu được 1.150.000-1.200.000 tấn.
Nếu so với quý 1 năm 2009 xuất khẩu được 1,6 triệu tấn thì lượng gạo xuất khẩu năm nay đã sụt giảm khá nhiều.
Không để giá lúa gạo giảm sâu
Trước tình hình giá lúa gạo tại các tỉnh phía Nam giảm, nhất là tại một số địa phương đã thu hoạch vụ Đông Xuân, Chính phủ đã yêu cầu các tổng công ty lương thực cần tăng cường mua tạm trữ thóc gạo.
VFA cũng đã giao 30 doanh nghiệp triển khai thu mua ngay 1 triệu tấn lúa để tạm trữ song song với việc thu mua lúa để thực hiện các hợp đồng đã ký. Mức giá thấp nhất đưa ra là không dưới 4.000 đồng/kg để giữ giá thóc không giảm sâu, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi trên 40%.
VFA cũng hướng dẫn giữ giá gạo xuất khẩu ở mức 440 USD/tấn (FOB) đối với gạo 5% tấm.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phân tích: “Mặc dù không vui vì giá lúa giảm khá mạnh nhưng việc thu mua tạm trữ để cứu giá lúa cũng giúp người nông dân có thể yên tâm phần nào. Giá thành của vụ Đông Xuân này chỉ khoảng 2.800-3.000 đồng/kg. Giá thị trường chưa đến 4.000 đồng/kg nhưng Nhà nước vẫn quyết định mua trên 4.000 đồng/kg để người nông dân có lợi. Như vậy là cao hơn giá thị trường và có lợi nhuận cho nông dân."
Bên cạnh đó, theo đánh giá của VFA, tình hình lúa gạo trên thế giới nguồn cung vẫn còn thấp khá nhiều so với nhu cầu.
VFA dự báo năm 2010 thị trường xuất khẩu gạo có nhiều thuận lợi, bởi nhiều nước sản xuất lúa trên thế giới bị mất mùa, trong khi nhu cầu tiêu thụ lúa gạo rất lớn.
Vấn đề lo ngại hiện nay là xuất hiện tình trạng “đầu cơ” từ các nhà nhập khẩu gạo, do đó doanh nghiệp cần tỉnh táo đối phó, tuân thủ giá hướng dẫn của hiệp hội để ký hợp đồng, không được phá giá. Nếu điều hành tốt và có cơ chế dự trữ hợp lý thì giá xuất khẩu gạo sẽ tăng lên trong thời gian tới./.
Thu Hường-Mạnh Minh (Báo Tin Tức/Vietnam+)