Ngày 6/4, Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế-Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) đã cảnh báo giá lương thực toàn cầu tăng cao có thể làm chậm 5 năm tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước trong khu vực, so với thời hạn chót là năm 2015.
Nghiên cứu của UNESCAP cho biết giá lương thực thế giới tăng cao đã ngăn cản gần 20 triệu người ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thoát khỏi đói nghèo trong năm 2010. Khoảng 42 triệu người nữa ở khu vực này có thể rơi vào đói nghèo nếu giá lương thực và giá dầu tiếp tục leo thang trong thời gian dài.
Giá lương thực cao đã làm tăng sức ép lạm phát khắp các nước trong khu vực và là nguy cơ hàng đầu đe dọa phục hồi kinh tế trong năm 2011.
Thời tiết xấu ở các nước sản xuất lương thực chủ chốt, việc gia tăng sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học và tình trạng đầu cơ trong các thị trường hàng hóa đã làm suy giảm dài hạn đầu tư vào nông nghiệp, tác động nghiêm trọng đến nguồn cung lương thực toàn cầu.
Nghiên cứu của UNESCAP nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác khu vực thông qua các kho dự trữ lương thực chung, khẳng định rằng sự mất cân bằng cung cầu lương thực toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất nếu các nước nhập khẩu lương thực hiện nay tăng sản lượng.
Sáng kiến chính sách quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Tiến sỹ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký chấp hành UNESCAP nhấn mạnh tăng cường các chương trình bảo vệ xã hội, bao gồm cả an ninh lương thực, có tầm quan trọng thiết yếu để bảo vệ người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội./.
Nghiên cứu của UNESCAP cho biết giá lương thực thế giới tăng cao đã ngăn cản gần 20 triệu người ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thoát khỏi đói nghèo trong năm 2010. Khoảng 42 triệu người nữa ở khu vực này có thể rơi vào đói nghèo nếu giá lương thực và giá dầu tiếp tục leo thang trong thời gian dài.
Giá lương thực cao đã làm tăng sức ép lạm phát khắp các nước trong khu vực và là nguy cơ hàng đầu đe dọa phục hồi kinh tế trong năm 2011.
Thời tiết xấu ở các nước sản xuất lương thực chủ chốt, việc gia tăng sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học và tình trạng đầu cơ trong các thị trường hàng hóa đã làm suy giảm dài hạn đầu tư vào nông nghiệp, tác động nghiêm trọng đến nguồn cung lương thực toàn cầu.
Nghiên cứu của UNESCAP nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác khu vực thông qua các kho dự trữ lương thực chung, khẳng định rằng sự mất cân bằng cung cầu lương thực toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất nếu các nước nhập khẩu lương thực hiện nay tăng sản lượng.
Sáng kiến chính sách quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Tiến sỹ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký chấp hành UNESCAP nhấn mạnh tăng cường các chương trình bảo vệ xã hội, bao gồm cả an ninh lương thực, có tầm quan trọng thiết yếu để bảo vệ người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội./.
(TTXVN/Vietnam+)