Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa kêu gọi cộng đồng thế giới cần tăng cường ý chí chính trị và hành động tập thể để ngăn chặn tình trạng đầu cơ trên thị trường lương thực và các hàng hóa khác nhằm kiềm chế sự biến động của giá lương thực trên toàn cầu.
Tại cuộc thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc chuyên đề về biến động của giá lương thực và các thị trường hàng hóa có liên quan, diễn ra ngày 12/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon nhấn mạnh, an ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.
Trong bối cảnh hơn 1 tỷ người trên thế giới đang phải đối mặt với giá lương thực bất ổn định, cộng đồng quốc tế cần có ý chí và hành động chung khẩn cấp để ngăn chặn sự biến động quá mức của giá lương thực, thông qua tăng cường kiểm soát, phân tích các thị trường quốc tế về lương thực và hàng hóa khác để loại trừ tình trạng đầu cơ thao túng giá lương thực trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần ưu tiên sản xuất các loại lương thực có hàm lượng dinh dưỡng cao thiết yếu, cũng như đảm bảo cung cấp lương thực kịp thời cho con người.
Khi giá lương thực luôn biến động bất thường, sức mua của người tiêu dùng sẽ có nguy cơ sụt giảm, khiến họ không thể tiếp cận được lượng lương thực cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em.
Các chuyên gia kinh tế thế giới tham dự cuộc thảo luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc cho rằng, giá lương thực tăng quá mức đã trở thành thảm họa nhân đạo đối với nhân loại, tác động khủng khiếp đến những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Thế giới đang trải qua biến động bất thường của giá lương thực và nhiên liệu, khiến chỉ trong năm 2009, thêm 150 triệu người nữa đã bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ cùng với 925 triệu người đang phải sống trong tình cảnh này.
Ngoài tác động trực tiếp đến y tế, mất an ninh lương thực đang tạo ra một thế hệ mất hết hy vọng và hoảng loạn dẫn đến bất ổn định ở hơn 60 nước trên thế giới.
Do đó, cộng đồng quốc tế cần thiết kế và thực hiện khẩn cấp những chính sách hợp lý, đồng thời phối hợp trong lĩnh vực an ninh lương thực và phát triển kinh tế để vượt qua thách thức giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, đảm bảo các thị trường lương thực và hàng hóa có liên quan luôn vận hành hiệu quả.
Tại cuộc thảo luận, các nước thành viên Liên hợp quốc đã đạt được thỏa thuận chung là cộng đồng quốc tế cần một đường lối toàn diện cùng những nỗ lực mới để tăng cường đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, từ đó giải quyết tận gốc nguyên nhân và hậu quả của biến động giá lương thực và tình trạng mất an ninh lương thực./.
Tại cuộc thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc chuyên đề về biến động của giá lương thực và các thị trường hàng hóa có liên quan, diễn ra ngày 12/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon nhấn mạnh, an ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.
Trong bối cảnh hơn 1 tỷ người trên thế giới đang phải đối mặt với giá lương thực bất ổn định, cộng đồng quốc tế cần có ý chí và hành động chung khẩn cấp để ngăn chặn sự biến động quá mức của giá lương thực, thông qua tăng cường kiểm soát, phân tích các thị trường quốc tế về lương thực và hàng hóa khác để loại trừ tình trạng đầu cơ thao túng giá lương thực trên toàn cầu.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần ưu tiên sản xuất các loại lương thực có hàm lượng dinh dưỡng cao thiết yếu, cũng như đảm bảo cung cấp lương thực kịp thời cho con người.
Khi giá lương thực luôn biến động bất thường, sức mua của người tiêu dùng sẽ có nguy cơ sụt giảm, khiến họ không thể tiếp cận được lượng lương thực cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em.
Các chuyên gia kinh tế thế giới tham dự cuộc thảo luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc cho rằng, giá lương thực tăng quá mức đã trở thành thảm họa nhân đạo đối với nhân loại, tác động khủng khiếp đến những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Thế giới đang trải qua biến động bất thường của giá lương thực và nhiên liệu, khiến chỉ trong năm 2009, thêm 150 triệu người nữa đã bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ cùng với 925 triệu người đang phải sống trong tình cảnh này.
Ngoài tác động trực tiếp đến y tế, mất an ninh lương thực đang tạo ra một thế hệ mất hết hy vọng và hoảng loạn dẫn đến bất ổn định ở hơn 60 nước trên thế giới.
Do đó, cộng đồng quốc tế cần thiết kế và thực hiện khẩn cấp những chính sách hợp lý, đồng thời phối hợp trong lĩnh vực an ninh lương thực và phát triển kinh tế để vượt qua thách thức giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, đảm bảo các thị trường lương thực và hàng hóa có liên quan luôn vận hành hiệu quả.
Tại cuộc thảo luận, các nước thành viên Liên hợp quốc đã đạt được thỏa thuận chung là cộng đồng quốc tế cần một đường lối toàn diện cùng những nỗ lực mới để tăng cường đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, từ đó giải quyết tận gốc nguyên nhân và hậu quả của biến động giá lương thực và tình trạng mất an ninh lương thực./.
(TTXVN)