Báo cáo cũng cho biết, giá lương thực cao ảnh hưởng trước hết đến các nước lệthuộc vào nhập khẩu lương thực, trước hết là ở châu Phi, khi các quốc gia châulục này cho đến nay vẫn chưa khắc phục được hậu quả của cuộc khủng hoảng lươngthực và kinh tế thế giới những năm 2006-2008.
Trong lời mào đầu của bản báo cáo, Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf, Giám đốcIFAD Kanayo Nwanze và Giám đốc điều hành WFP Josette Sheeran cùng có chung nhậnđịnh cuộc khủng hoảng lương thực tại khu vực Sừng châu Phi đang cản trở việc đạtđược Mục tiêu thiên niên kỷ đến năm 2015 giảm một nửa số người thiếu đói trênthế giới.
Thậm chí ngay cả khi hiện thực hoá được mục tiêu này thì vẫn còn 600 triệungười tại các nước đang phát triển bị thiếu đói. Nhu cầu tiêu dùng tại các nềnkinh tế mới nổi tăng cao, dân số gia tăng và việc tiếp tục phát triển năng lượngsinh học sẽ tạo ra những gánh nặng mới đối với hệ thống lương thực toàn cầu.
Trong thập kỷ tới, giá lương thực sẽ tiếp tục tăng cao kéo dài do thiên taithường xuyên xảy ra, những biến động trên các thị trường nông sản và năng lượng,chính phủ các nước hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Khan hiếm lương thực cũng sẽ khiến người dân phải giảm bớt nhu cầu lươngthực, thực phẩm, làm tăng tỷ lệ nghèo đói và những hậu quả tiêu cực đối với nềnkinh tế nói chung.
Người đứng đầu ba tổ chức quốc tế về lương thực kêu gọi cộng đồng quốc tếnhanh chóng áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo an ninh lương thực bằng cáchhạn chế lãng phí lương thực, mở rộng diện tích đất canh tác và tăng đầu tư chosản xuất nông nghiệp; nhấn mạnh nông nghiệp vẫn là yếu tố quyết định phát triểnbền vững.
Theo thống kê của FAO, trong năm 2010, thế giới có 925 triệu người bị đói./.