Dù giá nhiều loại nguyên liệu đã giảm khá mạnh từ hơn một tháng nay nhưng giá thực phẩm trên thị trường vẫn chưa giảm, thậm chí một số mặt hàng còn bị đẩy lên.
Tại các chợ Thái Bình, Hòa Bình, Thị Nghè, Bà Chiểu, Phạm Văn Hai - Thành phố Hồ Chí Minh, giá thịt cá, rau củ, các mặt hàng thực phẩm chế biến đều đang ở mức cao. Giá thịt lợn vẫn từ 90.000 đến 120.000 đồng/kg.
Giá nhiều loại thực phẩm nguyên liệu đầu nguồn đang giảm khá mạnh. Giá lợn tại các trại chăn nuôi hiện nay chỉ còn 36.000 đồng/kg (lợn xấu), 40.000-41.000 đồng/kg (lợn tốt), giảm thêm 2.000 đồng/kg so với tháng trước, so với đầu năm đã giảm hơn 10.000 đồng/kg. Theo giới kinh doanh, nhiều khả năng giá lợn hơi sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do dịch bệnh tai xanh đang hoành hành trở lại nên người chăn nuôi phải bán tháo. Tương tự, giá gà tại các trại chăn nuôi tiếp tục giảm thêm 2.000 đồng/kg, xuống còn 30.000 đồng/kg (gà công nghiệp), 35.000 đồng/kg (gà tam hoàng). Người nuôi lợn, gà đang lỗ khoảng 2.000 đồng/kg...
Giá đầu nguồn của một số mặt hàng khác cũng đang giảm mạnh như giá cá tra chỉ còn khoảng 19.000 đồng/kg (tức giảm đến 5.000-6.000 đồng/kg so với cách nay khoảng hai tháng), giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm liên tục... Tuy nhiên, giá bán lẻ các mặt hàng này ở chợ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn rất cao.
Lý giải về giá thực phẩm chế biến vẫn còn ở mức cao, ông Komon Liamnimit, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi cổ phần Việt Nam, giải thích dù giá gia súc, gia cầm trên thị trường đang giảm nhưng thực chất người chăn nuôi đang lỗ vì giá thành chăn nuôi vẫn không giảm (con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... đều có mức giá cao). Do đó, công ty chưa thể giảm giá các mặt hàng thực phẩm chế biến từ nguyên liệu gia súc, gia cầm.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Agifish, cho rằng thực phẩm chế biến từ thủy sản tiêu thụ nội địa phần lớn dựa vào nguồn phụ phẩm. Thời gian qua, nhiều nhà máy thủy sản giảm công suất, thậm chí đóng cửa, nên nguồn nguyên liệu này cũng không còn dồi dào như trước và giá cũng bị giữ ở mức cao. Còn ông Nguyễn Kim Ngân, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Việt Hương, cho rằng sức tiêu thụ giảm đến 30% gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nên hiện rất khó giảm giá sản phẩm...
Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm khác cũng giải thích do sức mua quá yếu (sức tiêu thụ nhiều mặt hàng đã giảm 20%-30% so với cùng kỳ năm ngoái) nên doanh nghiệp không dám giảm giá./.
Tại các chợ Thái Bình, Hòa Bình, Thị Nghè, Bà Chiểu, Phạm Văn Hai - Thành phố Hồ Chí Minh, giá thịt cá, rau củ, các mặt hàng thực phẩm chế biến đều đang ở mức cao. Giá thịt lợn vẫn từ 90.000 đến 120.000 đồng/kg.
Giá nhiều loại thực phẩm nguyên liệu đầu nguồn đang giảm khá mạnh. Giá lợn tại các trại chăn nuôi hiện nay chỉ còn 36.000 đồng/kg (lợn xấu), 40.000-41.000 đồng/kg (lợn tốt), giảm thêm 2.000 đồng/kg so với tháng trước, so với đầu năm đã giảm hơn 10.000 đồng/kg. Theo giới kinh doanh, nhiều khả năng giá lợn hơi sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do dịch bệnh tai xanh đang hoành hành trở lại nên người chăn nuôi phải bán tháo. Tương tự, giá gà tại các trại chăn nuôi tiếp tục giảm thêm 2.000 đồng/kg, xuống còn 30.000 đồng/kg (gà công nghiệp), 35.000 đồng/kg (gà tam hoàng). Người nuôi lợn, gà đang lỗ khoảng 2.000 đồng/kg...
Giá đầu nguồn của một số mặt hàng khác cũng đang giảm mạnh như giá cá tra chỉ còn khoảng 19.000 đồng/kg (tức giảm đến 5.000-6.000 đồng/kg so với cách nay khoảng hai tháng), giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm liên tục... Tuy nhiên, giá bán lẻ các mặt hàng này ở chợ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn rất cao.
Lý giải về giá thực phẩm chế biến vẫn còn ở mức cao, ông Komon Liamnimit, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi cổ phần Việt Nam, giải thích dù giá gia súc, gia cầm trên thị trường đang giảm nhưng thực chất người chăn nuôi đang lỗ vì giá thành chăn nuôi vẫn không giảm (con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... đều có mức giá cao). Do đó, công ty chưa thể giảm giá các mặt hàng thực phẩm chế biến từ nguyên liệu gia súc, gia cầm.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó Giám đốc Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Agifish, cho rằng thực phẩm chế biến từ thủy sản tiêu thụ nội địa phần lớn dựa vào nguồn phụ phẩm. Thời gian qua, nhiều nhà máy thủy sản giảm công suất, thậm chí đóng cửa, nên nguồn nguyên liệu này cũng không còn dồi dào như trước và giá cũng bị giữ ở mức cao. Còn ông Nguyễn Kim Ngân, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Việt Hương, cho rằng sức tiêu thụ giảm đến 30% gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nên hiện rất khó giảm giá sản phẩm...
Nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm khác cũng giải thích do sức mua quá yếu (sức tiêu thụ nhiều mặt hàng đã giảm 20%-30% so với cùng kỳ năm ngoái) nên doanh nghiệp không dám giảm giá./.
BT (TTXVN)