Rậm rịch từ một tháng nay, cứ nhà trọ này nhìn nhà trọ kia lần lượt tăng giá, sinh viên nghèo chỉ còn cách cắn răng bớt ăn, thắt lưng buộc bụng...
Tăng bất thình lình
Theo khảo sát của Vietnam+ tại một số các khu nhà trọ trên địa bàn Hà Nội (Dịch Vọng, Hoàng Mai, Thanh Xuân...) giá cho thuê tăng từ 200.000 - 500.000 đồng/tháng/phòng.
Cụ thể, giá phòng trọ sinh viên khu vực Đống Đa, Cầu Giấy hiện nay dao động từ 1,5 - 1,8 triệu; khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai, Từ Liêm... dao động từ 1,2 - 1,5 triệu đã khiến nhiều bạn sinh viên không kịp trở tay.
Ngọc Mai, sinh viên năm cuối Đại học Giao thông Vận Tải, hiện đang ở xóm trọ trong ngõ 27 Dịch Vọng, đến ngày thu tiền, chủ nhà mới báo tăng nhà trọ từ 1,5 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng.
"Mình chưa dám thông báo với bố mẹ là giá nhà tăng. Thôi thì bớt xén mỗi chỗ một ít bù vào cho bố mẹ đỡ lo nghĩ," Mai nói.
Vừa đi học gần trường, gần nơi làm thêm, lại mang tâm lý ngại chuyển nhà nên trong lòng có "xót" cô sinh viên nghèo đành ngậm ngùi tiếp tục bám trụ đất Hà thành.
Không chỉ chỗ trọ của Mai, giá các phòng trọ khu vực Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân... tăng đồng loạt thời điểm này.
Như bạn Đoàn Văn Sỹ, sinh viên năm 4 Đại học Xây Dựng trọ tại ngõ 1 phố Hoàng Mai thì suýt rơi vào cảnh "không nhà". Sỹ cho biết, vừa nghỉ Tết, vừa nghỉ thi, để tiết kiệm một tháng tiền nhà, Sỹ trả phòng trọ trước Tết, đến khi lên Hà Nội thì chủ nhà đã tranh thủ tăng giá từ 1 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng.
"Đồ đạc vẫn ở trong phòng, chủ nhà nắm đằng chuôi, không thuê tiếp thì mình phải lang thang ngoài đường mất," Sỹ bức xúc.
Chẳng biết kêu ai, thôi thì cũng muốn ổn định, rồi tâm lý "chỗ khác cũng thế" nên Sỹ vẫn ngậm ngùi ở lại.
Theo các bạn sinh viên, những khu trọ gần trường, tại các quận lớn có lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng, điện nước đầy đủ, cáp, Internet lúc nào cũng sẵn... nên dù giá cao khách thuê trọ vẫn cố neo lại, tăng giá cũng "bằng mặt" để được thuận lợi trong việc sinh hoạt.
"Giá cả leo thang thế này, xăng tăng, điện tăng thì giá nhà tăng cũng là chuyện bình thường," cô Hương, chủ khu nhà trọ ngách 29/27 phố Dịch Vọng, lý giải.
Có thể vài trăm nghìn đối với cô Hương là "chuyện bình thường" nhưng đối với Mai hay Sỹ, những học trò nghèo xa quê vẫn còn sống nhờ bố mẹ chu cấp, thì mỗi đồng tăng lại thêm chút gánh nặng lên vai mỗi gia đình.
"Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra"
Trong khi một số khu trọ gần các trường đại học, gần trung tâm tăng giá thì các khu nhà trọ xa trung tâm như Đại Mỗ, Tây Mỗ, Linh Đàm, Gia Lâm... lại đang vắng khách dù tiền thuê đã rẻ hơn so với mặt bằng chung.
Chị Chi, chủ một khu trọ bên Tây Mỗ cho biết, trót đầu tư xây thêm hơn chục phòng cấp bốn cho sinh viên, người lao động thuê, nhưng đến nay vẫn chưa kín phòng, người thuê cũng không ở lâu dài khiến chị liên tục phải đi rao.
Chính vì thế mà hiện nay chị Chi quyết định không những chẳng tăng giá mà còn khuyến mãi, giảm giá tiền phòng, tiền điện, tiền nước mà khách vẫn chưa mặn mà. Giá lúc đầu rao là 1,5 triệu đồng/phòng, về sau để gỡ vốn cho nhanh chị chỉ còn rao thuê với giá 1 - 1,3 triệu đồng/phòng.
Chị Chi cho biết, các xóm trọ chỗ mình hầu hết là người lao động nghèo đến thuê nhưng vì họ làm những công việc tạm thời nên ở không ổn định. Ở đây lại rất ít sinh viên thuê vì xa trường.
Tương tự như khu trọ nhà chị Chi, khu nhà trọ của bác Viễn trong Xuân Phương, Từ Liêm cũng chung tình trạng dù phòng rộng rãi, điện nước, cáp và Internet đầy đủ, nhưng giá thuê chỉ 1 - 1,2 triệu/phòng.
"Về cơ bản khu trọ của tôi chỉ thua mỗi cái không gần trung tâm mà thôi. Vẫn còn phòng trống mà tăng giá ngang như ở khu trung tâm thì khách trọ có khi chạy hết," bác Viễn nói.
Do nhu cầu của khách trọ mà hầu hết các khu trọ trung tâm thì đang trong tình trạng "đất chật người đông", chủ nhà được thể tăng giá thì các khu trọ xa trung tâm vẫn đang chờ khách mà "lần chưa ra"./.
Tăng bất thình lình
Theo khảo sát của Vietnam+ tại một số các khu nhà trọ trên địa bàn Hà Nội (Dịch Vọng, Hoàng Mai, Thanh Xuân...) giá cho thuê tăng từ 200.000 - 500.000 đồng/tháng/phòng.
Cụ thể, giá phòng trọ sinh viên khu vực Đống Đa, Cầu Giấy hiện nay dao động từ 1,5 - 1,8 triệu; khu vực Thanh Xuân, Hoàng Mai, Từ Liêm... dao động từ 1,2 - 1,5 triệu đã khiến nhiều bạn sinh viên không kịp trở tay.
Ngọc Mai, sinh viên năm cuối Đại học Giao thông Vận Tải, hiện đang ở xóm trọ trong ngõ 27 Dịch Vọng, đến ngày thu tiền, chủ nhà mới báo tăng nhà trọ từ 1,5 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng.
"Mình chưa dám thông báo với bố mẹ là giá nhà tăng. Thôi thì bớt xén mỗi chỗ một ít bù vào cho bố mẹ đỡ lo nghĩ," Mai nói.
Vừa đi học gần trường, gần nơi làm thêm, lại mang tâm lý ngại chuyển nhà nên trong lòng có "xót" cô sinh viên nghèo đành ngậm ngùi tiếp tục bám trụ đất Hà thành.
Không chỉ chỗ trọ của Mai, giá các phòng trọ khu vực Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân... tăng đồng loạt thời điểm này.
Như bạn Đoàn Văn Sỹ, sinh viên năm 4 Đại học Xây Dựng trọ tại ngõ 1 phố Hoàng Mai thì suýt rơi vào cảnh "không nhà". Sỹ cho biết, vừa nghỉ Tết, vừa nghỉ thi, để tiết kiệm một tháng tiền nhà, Sỹ trả phòng trọ trước Tết, đến khi lên Hà Nội thì chủ nhà đã tranh thủ tăng giá từ 1 triệu đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng.
"Đồ đạc vẫn ở trong phòng, chủ nhà nắm đằng chuôi, không thuê tiếp thì mình phải lang thang ngoài đường mất," Sỹ bức xúc.
Chẳng biết kêu ai, thôi thì cũng muốn ổn định, rồi tâm lý "chỗ khác cũng thế" nên Sỹ vẫn ngậm ngùi ở lại.
Theo các bạn sinh viên, những khu trọ gần trường, tại các quận lớn có lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng, điện nước đầy đủ, cáp, Internet lúc nào cũng sẵn... nên dù giá cao khách thuê trọ vẫn cố neo lại, tăng giá cũng "bằng mặt" để được thuận lợi trong việc sinh hoạt.
"Giá cả leo thang thế này, xăng tăng, điện tăng thì giá nhà tăng cũng là chuyện bình thường," cô Hương, chủ khu nhà trọ ngách 29/27 phố Dịch Vọng, lý giải.
Có thể vài trăm nghìn đối với cô Hương là "chuyện bình thường" nhưng đối với Mai hay Sỹ, những học trò nghèo xa quê vẫn còn sống nhờ bố mẹ chu cấp, thì mỗi đồng tăng lại thêm chút gánh nặng lên vai mỗi gia đình.
"Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra"
Trong khi một số khu trọ gần các trường đại học, gần trung tâm tăng giá thì các khu nhà trọ xa trung tâm như Đại Mỗ, Tây Mỗ, Linh Đàm, Gia Lâm... lại đang vắng khách dù tiền thuê đã rẻ hơn so với mặt bằng chung.
Chị Chi, chủ một khu trọ bên Tây Mỗ cho biết, trót đầu tư xây thêm hơn chục phòng cấp bốn cho sinh viên, người lao động thuê, nhưng đến nay vẫn chưa kín phòng, người thuê cũng không ở lâu dài khiến chị liên tục phải đi rao.
Chính vì thế mà hiện nay chị Chi quyết định không những chẳng tăng giá mà còn khuyến mãi, giảm giá tiền phòng, tiền điện, tiền nước mà khách vẫn chưa mặn mà. Giá lúc đầu rao là 1,5 triệu đồng/phòng, về sau để gỡ vốn cho nhanh chị chỉ còn rao thuê với giá 1 - 1,3 triệu đồng/phòng.
Chị Chi cho biết, các xóm trọ chỗ mình hầu hết là người lao động nghèo đến thuê nhưng vì họ làm những công việc tạm thời nên ở không ổn định. Ở đây lại rất ít sinh viên thuê vì xa trường.
Tương tự như khu trọ nhà chị Chi, khu nhà trọ của bác Viễn trong Xuân Phương, Từ Liêm cũng chung tình trạng dù phòng rộng rãi, điện nước, cáp và Internet đầy đủ, nhưng giá thuê chỉ 1 - 1,2 triệu/phòng.
"Về cơ bản khu trọ của tôi chỉ thua mỗi cái không gần trung tâm mà thôi. Vẫn còn phòng trống mà tăng giá ngang như ở khu trung tâm thì khách trọ có khi chạy hết," bác Viễn nói.
Do nhu cầu của khách trọ mà hầu hết các khu trọ trung tâm thì đang trong tình trạng "đất chật người đông", chủ nhà được thể tăng giá thì các khu trọ xa trung tâm vẫn đang chờ khách mà "lần chưa ra"./.
Quỳnh Trang (Vietnam+)