Ngoại trưởng Anh William Hague khẳng định việc Anh tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) sẽ mở đường cho việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa Anh và ASEAN theo hướng đảm bảo các lợi ích an ninh và kinh tế chung.
Trong tuyên bố đưa ra sau khi Anh ký với ASEAN văn kiện tham gia TAC, Ngoại trưởng Anh nhấn mạnh đây là một bước tiến quan trọng hướng tới tăng cường hiểu biết sâu sắc hơn giữa Anh và các nước ASEAN.
Theo ông, các nền kinh tế đang nổi của ASEAN không chỉ đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần đáng kể cho hòa bình và an ninh khu vực.
Ngày 12/7, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ký Văn kiện mở rộng TAC cho EU và Vương quốc Anh tham gia. Lễ ký diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45.
Hiệp ước TAC ra đời ngày 24/2/1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Bali (Indonesia) với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên.
Hiệp ước quy định rõ các nước tham gia TAC phải thống nhất giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau./.
Trong tuyên bố đưa ra sau khi Anh ký với ASEAN văn kiện tham gia TAC, Ngoại trưởng Anh nhấn mạnh đây là một bước tiến quan trọng hướng tới tăng cường hiểu biết sâu sắc hơn giữa Anh và các nước ASEAN.
Theo ông, các nền kinh tế đang nổi của ASEAN không chỉ đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế, mà còn góp phần đáng kể cho hòa bình và an ninh khu vực.
Ngày 12/7, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ký Văn kiện mở rộng TAC cho EU và Vương quốc Anh tham gia. Lễ ký diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45.
Hiệp ước TAC ra đời ngày 24/2/1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Bali (Indonesia) với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên.
Hiệp ước quy định rõ các nước tham gia TAC phải thống nhất giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau./.
(TTXVN)