Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường cho biết, dù giá thép xây dựng đã giảm khoảng 3% so với tháng 7 nhờ giá phôi thép và thép phế nhập khẩu giảm nhưng lượng thép xây dựng tiêu thụ bán ra trong tháng 8 vẫn “giậm chân tại chỗ" ở mức 350.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức 500-600 nghìn tấn/tháng trước đây.
Với tình hình tiêu thụ thép khó khăn, nhiều tháng nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đã phải cắt giảm sản xuất, một số doanh nghiệp phải tạm đóng cửa.
Tính đến thời điểm này, ngay cả doanh nghiệp nhà nước lớn như Tổng công ty Thép Việt Nam cũng đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất từ 30-45%. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.
Do tiêu thụ chậm như vậy, lượng thép tồn kho tháng 8 hiện ở mức 350.000 tấn, bằng với lượng tiêu thụ. Đây là con số khá cao bởi lượng tồn kho vào các năm trước đây chỉ bằng khoảng một nửa lượng tiêu thụ.
Hiện các doanh nghiệp đang tìm mọi cách đẩy mạnh xuất khẩu để giảm lượng tồn kho, đảm bảo chất lượng sắt thép không bị han rỉ cũng như thu hồi vốn để tái sản xuất, ông Cường cho biết.
Về phía Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel), Tổng Giám đốc Lê Phú Hưng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép, Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm tạo đầu ra cho sản xuất.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu, xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng cũng như có các chế tài bảo đảm quy hoạch ngành thép được triển khai đúng, tránh tình trạng cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa./.
Với tình hình tiêu thụ thép khó khăn, nhiều tháng nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đã phải cắt giảm sản xuất, một số doanh nghiệp phải tạm đóng cửa.
Tính đến thời điểm này, ngay cả doanh nghiệp nhà nước lớn như Tổng công ty Thép Việt Nam cũng đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất từ 30-45%. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.
Do tiêu thụ chậm như vậy, lượng thép tồn kho tháng 8 hiện ở mức 350.000 tấn, bằng với lượng tiêu thụ. Đây là con số khá cao bởi lượng tồn kho vào các năm trước đây chỉ bằng khoảng một nửa lượng tiêu thụ.
Hiện các doanh nghiệp đang tìm mọi cách đẩy mạnh xuất khẩu để giảm lượng tồn kho, đảm bảo chất lượng sắt thép không bị han rỉ cũng như thu hồi vốn để tái sản xuất, ông Cường cho biết.
Về phía Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vnsteel), Tổng Giám đốc Lê Phú Hưng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép, Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm tạo đầu ra cho sản xuất.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu, xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng cũng như có các chế tài bảo đảm quy hoạch ngành thép được triển khai đúng, tránh tình trạng cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)