Kết thúc niên vụ tiêu năm nay, tiêu ở Đắk Lắk tuy mất mùa nhưng được giá. Hiện các doanh nghiệp thu mua tiêu với giá gần 120.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 4.800ha tiêu, trong đó có 4.000ha tiêu kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng gần 12.900 tấn. Diện tích tiêu tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Cư M’Gar, Krông Búk, Cư Kuin...
Niên vụ này, năng suất bình quân tiêu đen đạt 1,5 đến 2 kg/nọc, những nơi thâm canh tốt năng suất lên đến 4 6 kg/nọc.
Đối với các vùng trồng tiêu xây bằng trụ gạch như Cư Kuin, Ea H’Leo do trồng mật độ dày nên năng suất thấp, bình quân 1-2 kg/dây tiêu.
Sau khi thu hoạch, các nông hộ đã tập trung sơ chế bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, phơi trên các nền sân gạch, ximăng, làm sạch tạp chất, đảm bảo chất lượng cũng như an toàn thực phẩm. Trong niên vụ này, các nông hộ trồng tiêu đã chuyển trọng tâm sang làm tiêu sọ (tiêu trắng) với sản lượng lớn, tăng giá trị và có lãi cao hơn tiêu đen.
Với giá tiêu như hiện nay, hàng trăm hộ trồng tiêu ở Đắk Lắk có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, ở thôn Ea Dú, xã Ea Sol, vùng trọng điểm tiêu của huyện Ea H’Leo có 6.000 trụ tiêu, thu hoạch đạt gần 15 tấn tiêu đen, sau khi trừ chi phí còn lãi cả tỷ đồng.
Các hộ trồng tiêu ở Đắk Lắk hiện đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc, làm vệ sinh vườn cây sau thu hoạch, tạo bồn tưới nước, dùng rơm rạ, cỏ khô che giữ ẩm cho cây tiêu tiếp tục phát triển ngay trong mùa khô.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, diện tích, sản lượng tiêu của Đắk Lắk trong hơn 10 năm qua đều tăng nhưng chậm, phát triển thiếu tính bền vững. Nguyên nhân làm cho diện tích, sản lượng tiêu tăng chậm là do hàng năm địa phương đều có diện tích tiêu bị bệnh chết nhanh, có năm được, năm mất mùa, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn liên tục xảy ra.../.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 4.800ha tiêu, trong đó có 4.000ha tiêu kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng gần 12.900 tấn. Diện tích tiêu tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Cư M’Gar, Krông Búk, Cư Kuin...
Niên vụ này, năng suất bình quân tiêu đen đạt 1,5 đến 2 kg/nọc, những nơi thâm canh tốt năng suất lên đến 4 6 kg/nọc.
Đối với các vùng trồng tiêu xây bằng trụ gạch như Cư Kuin, Ea H’Leo do trồng mật độ dày nên năng suất thấp, bình quân 1-2 kg/dây tiêu.
Sau khi thu hoạch, các nông hộ đã tập trung sơ chế bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, phơi trên các nền sân gạch, ximăng, làm sạch tạp chất, đảm bảo chất lượng cũng như an toàn thực phẩm. Trong niên vụ này, các nông hộ trồng tiêu đã chuyển trọng tâm sang làm tiêu sọ (tiêu trắng) với sản lượng lớn, tăng giá trị và có lãi cao hơn tiêu đen.
Với giá tiêu như hiện nay, hàng trăm hộ trồng tiêu ở Đắk Lắk có thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, ở thôn Ea Dú, xã Ea Sol, vùng trọng điểm tiêu của huyện Ea H’Leo có 6.000 trụ tiêu, thu hoạch đạt gần 15 tấn tiêu đen, sau khi trừ chi phí còn lãi cả tỷ đồng.
Các hộ trồng tiêu ở Đắk Lắk hiện đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc, làm vệ sinh vườn cây sau thu hoạch, tạo bồn tưới nước, dùng rơm rạ, cỏ khô che giữ ẩm cho cây tiêu tiếp tục phát triển ngay trong mùa khô.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, diện tích, sản lượng tiêu của Đắk Lắk trong hơn 10 năm qua đều tăng nhưng chậm, phát triển thiếu tính bền vững. Nguyên nhân làm cho diện tích, sản lượng tiêu tăng chậm là do hàng năm địa phương đều có diện tích tiêu bị bệnh chết nhanh, có năm được, năm mất mùa, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn liên tục xảy ra.../.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)