Sau một tuần biến động mạnh nhất kể từ tháng 6/2011, giá vàng tiếp tục đi xuống và lùi về hướng 1.800 USD/ounce trong phiên giao dịch đầu tuần này tại thị trường châu Á.
Lý do vàng giảm vẫn là việc đồng USD mạnh lên so với đồng euro, khiến giá kim loại quý này trở nên đắt đỏ đối với khách mua sở hữu đồng tiền chung châu Âu, cùng với đó là nỗi lo kéo dài về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ tại "lục địa giá."
Sáng 12/9 tại Singapore, giá vàng giao ngay đã giảm 4,21 USD xuống 1.852,95 USD/ounce, rời xa mức cao lịch sử khoảng 1.920 USD/ounce ghi trong tuần trước. Mở cửa phiên này tại Hong Kong, giá vàng giao ngay cũng giảm 35,19 USD so với phiên trước đó còn 1.846,83 USD/ounce.
Đến trưa cùng ngày tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 4,02 USD xuống 1.853,14 USD/ounce, thấp hơn nhiều ngưỡng cao lịch sử khoảng 1.920 USD/ounce ghi trong tuần trước.
Nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán vàng ra để bù đắp thiệt hại do chứng khoán sa sút. Giá vàng có thể đã giảm mạnh hơn nếu không có hoạt động đầu cơ giá hạ diễn ra đồng thời trên thị trường vàng, trong bối cảnh lo lắng leo thang về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần tại châu Âu đẩy giá vàng nếu tính theo tỷ giá đồng euro lên mức cao kỷ lục 1.371,30 euro/USD.
Theo ông Tom Pawlicki, chuyên gia phân tích về kim loại quý và năng lượng thuộc Công ty MF Global, giá vàng đang trong xu hướng giảm và trong tuần tới có thể lùi về hướng 1.750 USD/ounce. Tuy nhiên, về dài hạn, giá vàng còn biến động mạnh.
Nhà phân tích Ong Yi Ling thuộc Công ty Phillip Futures có trụ sở tại Singapore thì cho rằng việc đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua so với đồng USD đang gây sức ép lên giá vàng và cũng có thể một số nhà đầu tư đang thấy lúng túng vì vàng biến động quá mạnh trong những phiên gần đây nên chần chừ với quyết định nên mua vào hay bán ra.
Chuyên gia này cũng cùng chung nhận định với ông Tom Pawlicki với dự báo hoạt động bán ra kiếm lời chỉ là ngắn hạn trước khi giá vàng lại được đẩy lên trong dài hạn. Một khi giá vàng rơi xuống ngưỡng 1.800 USD/ounce, hoạt dộng mua vào sẽ làm thị trường kim loại quý nhanh chóng đảo chiều.
Phiên 12/9 chứng khiến hoạt động mua vào của các hãng kim hoàn từ Indonesia và Thái Lan khi thấy vàng hạ giá. Trong phiên này, hầu hết các hãng kim hoàn của Indonesia đã quay lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ Hồi giáo. Trong khi đó, nhu cầu vàng từ Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khi mùa cưới tại quốc gia này đến gần.
Theo các quan chức của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng trang sức toàn cầu, vốn giảm sút trong quý II/2011, dự báo sẽ mạnh lên vào cuối năm nay nhờ sức mua mạnh từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Cuối tuần trước, các nhà kinh tế Mỹ một lần nữa cảnh báo rằng biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể đẩy giá vàng lên mức 2.300 USD/ounce.
Trong khi đó, phát biểu trước các nhà kinh tế ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota (Mỹ) ,Chủ tịch FED Ben Bernanke nhấn mạnh giảm thâm hụt ngân sách quá nhanh có thể làm tổn thương tiến trình phục hồi kinh tế.
Sự suy giảm của khu vực nhà đất và biến động thị trường tài chính vẫn tiếp tục là hai lý do then chốt làm tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại. Trong bối cảnh này, FED phải xem xét bổ sung các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm./.
Lý do vàng giảm vẫn là việc đồng USD mạnh lên so với đồng euro, khiến giá kim loại quý này trở nên đắt đỏ đối với khách mua sở hữu đồng tiền chung châu Âu, cùng với đó là nỗi lo kéo dài về khả năng giải quyết khủng hoảng nợ tại "lục địa giá."
Sáng 12/9 tại Singapore, giá vàng giao ngay đã giảm 4,21 USD xuống 1.852,95 USD/ounce, rời xa mức cao lịch sử khoảng 1.920 USD/ounce ghi trong tuần trước. Mở cửa phiên này tại Hong Kong, giá vàng giao ngay cũng giảm 35,19 USD so với phiên trước đó còn 1.846,83 USD/ounce.
Đến trưa cùng ngày tại Singapore, giá vàng giao ngay giảm 4,02 USD xuống 1.853,14 USD/ounce, thấp hơn nhiều ngưỡng cao lịch sử khoảng 1.920 USD/ounce ghi trong tuần trước.
Nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán vàng ra để bù đắp thiệt hại do chứng khoán sa sút. Giá vàng có thể đã giảm mạnh hơn nếu không có hoạt động đầu cơ giá hạ diễn ra đồng thời trên thị trường vàng, trong bối cảnh lo lắng leo thang về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần tại châu Âu đẩy giá vàng nếu tính theo tỷ giá đồng euro lên mức cao kỷ lục 1.371,30 euro/USD.
Theo ông Tom Pawlicki, chuyên gia phân tích về kim loại quý và năng lượng thuộc Công ty MF Global, giá vàng đang trong xu hướng giảm và trong tuần tới có thể lùi về hướng 1.750 USD/ounce. Tuy nhiên, về dài hạn, giá vàng còn biến động mạnh.
Nhà phân tích Ong Yi Ling thuộc Công ty Phillip Futures có trụ sở tại Singapore thì cho rằng việc đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua so với đồng USD đang gây sức ép lên giá vàng và cũng có thể một số nhà đầu tư đang thấy lúng túng vì vàng biến động quá mạnh trong những phiên gần đây nên chần chừ với quyết định nên mua vào hay bán ra.
Chuyên gia này cũng cùng chung nhận định với ông Tom Pawlicki với dự báo hoạt động bán ra kiếm lời chỉ là ngắn hạn trước khi giá vàng lại được đẩy lên trong dài hạn. Một khi giá vàng rơi xuống ngưỡng 1.800 USD/ounce, hoạt dộng mua vào sẽ làm thị trường kim loại quý nhanh chóng đảo chiều.
Phiên 12/9 chứng khiến hoạt động mua vào của các hãng kim hoàn từ Indonesia và Thái Lan khi thấy vàng hạ giá. Trong phiên này, hầu hết các hãng kim hoàn của Indonesia đã quay lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ Hồi giáo. Trong khi đó, nhu cầu vàng từ Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khi mùa cưới tại quốc gia này đến gần.
Theo các quan chức của Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu vàng trang sức toàn cầu, vốn giảm sút trong quý II/2011, dự báo sẽ mạnh lên vào cuối năm nay nhờ sức mua mạnh từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Cuối tuần trước, các nhà kinh tế Mỹ một lần nữa cảnh báo rằng biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể đẩy giá vàng lên mức 2.300 USD/ounce.
Trong khi đó, phát biểu trước các nhà kinh tế ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota (Mỹ) ,Chủ tịch FED Ben Bernanke nhấn mạnh giảm thâm hụt ngân sách quá nhanh có thể làm tổn thương tiến trình phục hồi kinh tế.
Sự suy giảm của khu vực nhà đất và biến động thị trường tài chính vẫn tiếp tục là hai lý do then chốt làm tiến trình phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại. Trong bối cảnh này, FED phải xem xét bổ sung các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)