Vào chiều 17/10 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá vàng giao ngaygiảm 0,3% xuống giao dịch ở mức 1.277,71 USD/ounce, trong khi các thị trườngchứng khoán châu Á cũng tăng điểm mạnh.
Tối 16/10, Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch chi tiêu ngânsách tạm thời và nâng trần nợ trong ngắn hạn, cho phép một số bộ phận chính phủmở cửa hoạt động trở lại sau 16 ngày đóng cửa và tránh cho nước Mỹ rơi vào tìnhtrạng vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Dự luật này cho phép Chính phủ Mỹ mở cửa đến ngày 15/1/2014 và Bộ Tàichính vay mượn bình thường cho đến ngày 7/2/2014 hoặc lâu hơn một tháng.
Tuy nhiên, dự luật trên chỉ là một giải pháp tạm thời và sẽ không giảiquyết được các vấn đề căn bản là chi tiêu và thâm hụt ngân sách đang gây chia rẽgiữa đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Trong phiên này, các nhà đầu tư vẫn thiếu lòng tin vào kim loại quý này,khi dòng tiền chảy ra khỏi các quỹ vàng vẫn tiếp diễn. Lượng vàng do Quỹ giaodịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 3,6 tấn xuống 885,53tấn vào ngày 16/10, tức là hơn 400 tấn vàng đã chảy ra khỏi quỹ trong năm nay.Điều này đã tác động không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư.
Trong phiên giao dịch ngày 16/10 trên thị trường New York , giá vàng cũnghạ khi giới chức trách Mỹ đã tiến gần đến thỏa thuận chung về chi tiêu ngânsách, làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vốn được coi là tài sản an toàn.
Tại sàn COMEX, giá vàng giao ngay giảm 60 cent xuống giao dịch ở mức1.279,64 USD/ounce, sau khi chạm ngưỡng thấp nhất 1.268 USD/ounce trong phiêntrước đó. Trong khi giá vàng giao tháng 12/2013 chốt phiên lại tăng 9,1 USD lên1.282,3 USD/ounce.
Vàng đã mất khoảng 4% giá trị kể từ khi Chính phủ Mỹ đóng cửa từ ngày1/10. Điều này đã gây ra tâm lý thất vọng cho các nhà đầu tư, vốn hy vọng rằngbất ổn tại Mỹ có thể đẩy giá vàng lên cao. Thay vào đó, giá vàng bị ảnh hưởngbởi hoạt động bán ra trong suốt thời gian trên.
Trước đó, hồi năm 2011, khi Mỹ cũng rơi vào tình trạng tương tự, giá vàngđã chạm ngưỡng cao kỷ lục trên 1.900 USD/ounce./.