Mặc dù đi xuống vào sáng nay (31/8) nhưng sau một tháng giao dịch, các thương hiệu vàng miếng trong nước vẫn tăng từ 1,7-2,5 triệu đồng mỗi lượng.
Hiện giá vàng SJC Hà Nội đang mua vào là 44,38 triệu đồng/lượng và bán ra là 44,50 triệu đồng/lượng, giảm 80.000 đồng/lượng so với phiên trước.
Tương tự, giá vàng SJC tại các ngân hàng như DongABank, Sacombank và Eximbank cũng giảm 70.000 đồng/lượng khi niêm yết trong khoảng từ 44,37-44,49 triệu đồng/lượng.
Phía Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 42,15-42,45 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm hôm qua.
Như vậy, so với ngày 1/8, thương hiệu SJC đã tăng 2,5 triệu đồng/lượng (từ mức 42 triệu đồng vào ngày 1/8) còn vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng khoảng 1,75 triệu đồng/lượng.
Trong tháng Tám cũng chứng kiến sự nhảy vọt của giá vàng trong nước, cụ thể ngày 23/8 giá vàng bất ngờ lập kỷ lục ở ngưỡng 44,8 triệu đồng/lượng và bỏ xa giá thế giới lên đến 2,3 triệu đồng/lượng.
Cùng với việc giá vàng tăng đột biến thì giao dịch cũng diễn ra sôi động, tại nhiều công ty kinh doanh vàng miếng như SJC, Bảo Tín Minh Châu, DOJI đã có hàng nghìn lượng được trao đổi trong ngày, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm trước tháng Tám.
Còn trên thế giới, đầu giờ sáng nay, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang dao động quanh ngưỡng 1.654,2 USD/ounce. Tuy nhiên, sau một tháng giao dịch thì đồng kim loại quý này cũng tăng được gần 45 USD/ounce, trong đó mức giá cao nhất xác lập vào ngày 27/8 là 1.6.75,9 USD/ounce.
Từ đầu tháng 8 tới nay, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã mua vào tổng cộng hơn 33 tấn vàng, lượng nắm giữ hiện tại của quỹ này là 1.289,51 tấn.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hành ngày 31/8 là 20.828 đồng/USD, không đổi từ đầu năm. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại vẫn ổn định ở mức 21.036 đồng/USD.
Sáng nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV, Eximbank và VietinBank đều niêm yết ở mức 20.880 đồng/USD, còn mua vào dao động trong khoảng từ 20.815-20.880 đồng/USD.
Trong tháng Tám, tỷ giá USD của các ngân hàng chỉ biến động trong biên độ hẹp và xoay quanh mức giá 20.880 đồng/USD./.
Hiện giá vàng SJC Hà Nội đang mua vào là 44,38 triệu đồng/lượng và bán ra là 44,50 triệu đồng/lượng, giảm 80.000 đồng/lượng so với phiên trước.
Tương tự, giá vàng SJC tại các ngân hàng như DongABank, Sacombank và Eximbank cũng giảm 70.000 đồng/lượng khi niêm yết trong khoảng từ 44,37-44,49 triệu đồng/lượng.
Phía Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long từ 42,15-42,45 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng so với cùng thời điểm hôm qua.
Như vậy, so với ngày 1/8, thương hiệu SJC đã tăng 2,5 triệu đồng/lượng (từ mức 42 triệu đồng vào ngày 1/8) còn vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng khoảng 1,75 triệu đồng/lượng.
Trong tháng Tám cũng chứng kiến sự nhảy vọt của giá vàng trong nước, cụ thể ngày 23/8 giá vàng bất ngờ lập kỷ lục ở ngưỡng 44,8 triệu đồng/lượng và bỏ xa giá thế giới lên đến 2,3 triệu đồng/lượng.
Cùng với việc giá vàng tăng đột biến thì giao dịch cũng diễn ra sôi động, tại nhiều công ty kinh doanh vàng miếng như SJC, Bảo Tín Minh Châu, DOJI đã có hàng nghìn lượng được trao đổi trong ngày, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm trước tháng Tám.
Còn trên thế giới, đầu giờ sáng nay, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang dao động quanh ngưỡng 1.654,2 USD/ounce. Tuy nhiên, sau một tháng giao dịch thì đồng kim loại quý này cũng tăng được gần 45 USD/ounce, trong đó mức giá cao nhất xác lập vào ngày 27/8 là 1.6.75,9 USD/ounce.
Từ đầu tháng 8 tới nay, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã mua vào tổng cộng hơn 33 tấn vàng, lượng nắm giữ hiện tại của quỹ này là 1.289,51 tấn.
Trên thị trường ngoại tệ trong nước, tỷ giá bình quân liên ngân hành ngày 31/8 là 20.828 đồng/USD, không đổi từ đầu năm. Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại vẫn ổn định ở mức 21.036 đồng/USD.
Sáng nay, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV, Eximbank và VietinBank đều niêm yết ở mức 20.880 đồng/USD, còn mua vào dao động trong khoảng từ 20.815-20.880 đồng/USD.
Trong tháng Tám, tỷ giá USD của các ngân hàng chỉ biến động trong biên độ hẹp và xoay quanh mức giá 20.880 đồng/USD./.
Đức Duy (Vietnam+)