Trong phiên giao dịch ngày 18/4, giá vàng thế giới có thời điểm đã leo lên mức kỷ lục 1.497,20 USD/ounce, trong bối cảnh tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's (S&P) hạ triển vọng nợ dài hạn của Mỹ từ "ổn định" xuống "tiêu cực."
Vào lúc 18 giờ 52 phút, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.495,20 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 6/2011 tăng 6,9 USD lên 1.492,90 USD/ounce.
Theo giới phân tích, quyết định nói trên của S&P là động lực hối thúc các nhà giao dịch tăng cường mua vàng, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn.
Mặc dù S&P đã xác nhận mức xếp hạng AAA đối với Mỹ, song tổ chức này cảnh báo Mỹ có thể không duy trì được mức này trong 2 năm tới.
Theo nhà kinh tế trưởng ở Mizuho Securities US, Steven Ricchiuto, nếu không có hành động quyết liệt, mức nợ của Mỹ khi đó có thể sẽ tăng thêm 2.500 tỷ USD.
John Kilduff, thuộc công ty Again Capital, có trụ sở tại New York, nhận định việc triển vọng nợ của Mỹ bị hạ thấp đang làm lu mờ triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu và gây sức ép lên giá vàng.
Bên cạnh đó, giá kim loại quý này còn được trợ giúp bởi những thông tin không mấy lạc quan về Eurozone, khi Hy Lạp có thể phải tái cấu trúc các khoản nợ và sự thiếu chắc chắn về việc cứu trợ Bồ Đào Nha.
Leo Larkin, nhà phân tích thuộc S&P, dự kiến giá vàng có thể chạm mức kỷ lục 1.600 USD/ounce vào cuối năm nay.
Một nhân tố khác thúc đẩy giá vàng trong phiên 18/4 là mối lo ngại về tình trạng lạm phát tại các thị trường mới nổi. Ngày 17/4, Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lần thứ 4 trong năm nay, nhằm kiềm chế "con ngựa bất kham" lạm phát.
Đến chiều 19/4, vàng châu Á vẫn vững giá, do mối lo ngại về tình trạng nợ tại Eurozone và Mỹ tiếp tục làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này. Vào lúc 5 giờ 59 phút giờ GMT, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.490,95 USD/ounce; còn giá vàng kỳ hạn vẫn giữ ở mức 1.492,10 USD/ounce./.
Vào lúc 18 giờ 52 phút, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.495,20 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 6/2011 tăng 6,9 USD lên 1.492,90 USD/ounce.
Theo giới phân tích, quyết định nói trên của S&P là động lực hối thúc các nhà giao dịch tăng cường mua vàng, vốn được coi là "nơi trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn.
Mặc dù S&P đã xác nhận mức xếp hạng AAA đối với Mỹ, song tổ chức này cảnh báo Mỹ có thể không duy trì được mức này trong 2 năm tới.
Theo nhà kinh tế trưởng ở Mizuho Securities US, Steven Ricchiuto, nếu không có hành động quyết liệt, mức nợ của Mỹ khi đó có thể sẽ tăng thêm 2.500 tỷ USD.
John Kilduff, thuộc công ty Again Capital, có trụ sở tại New York, nhận định việc triển vọng nợ của Mỹ bị hạ thấp đang làm lu mờ triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu và gây sức ép lên giá vàng.
Bên cạnh đó, giá kim loại quý này còn được trợ giúp bởi những thông tin không mấy lạc quan về Eurozone, khi Hy Lạp có thể phải tái cấu trúc các khoản nợ và sự thiếu chắc chắn về việc cứu trợ Bồ Đào Nha.
Leo Larkin, nhà phân tích thuộc S&P, dự kiến giá vàng có thể chạm mức kỷ lục 1.600 USD/ounce vào cuối năm nay.
Một nhân tố khác thúc đẩy giá vàng trong phiên 18/4 là mối lo ngại về tình trạng lạm phát tại các thị trường mới nổi. Ngày 17/4, Trung Quốc đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lần thứ 4 trong năm nay, nhằm kiềm chế "con ngựa bất kham" lạm phát.
Đến chiều 19/4, vàng châu Á vẫn vững giá, do mối lo ngại về tình trạng nợ tại Eurozone và Mỹ tiếp tục làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này. Vào lúc 5 giờ 59 phút giờ GMT, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.490,95 USD/ounce; còn giá vàng kỳ hạn vẫn giữ ở mức 1.492,10 USD/ounce./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)